Từ năm 2025, lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt tiền mới nhất?
Từ năm 2025, lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt?
Ô tô không được lái xe quá 04 giờ?
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ được quy định tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
Theo đó, thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
Lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt?
Phương pháp tính toán thời gian lái xe được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
(1) Đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch và xe vận tải hàng hoá, xe buýt liên tỉnh
- Cứ 4 giờ lái xe liên tục thì phải dừng, đỗ ít nhất là 15 phút.
(2) Đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi
- Cứ 4 giờ lái xe liên tục thì phải dừng, đỗ ít nhất là 05 phút.
Từ năm 2025, lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt tiền mới nhất? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải đảm bảo sử dụng làn đường theo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải đảm bảo sử dụng làn đường theo quy định tại Điều 13 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
- Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết cho bố mẹ chồng, quà biếu bố mẹ vợ Tết Ất Tỵ đẹp, sang trọng? Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được quy định thế nào?
- Lời chúc Tết Ất Tỵ của phụ huynh cho cô giáo, thầy giáo nhân dịp năm mới? Được tặng phong bì Tết thầy cô nên xử lý thế nào?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký công ty mới nhất? Tải mẫu biên bản họp?
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?