Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Hiệp định RCEP là hiệp định gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/05/2022) định nghĩa các khái niệm đến Hiệp định RCEP như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
2. Nước Thành viên là các nước thành viên của Hiệp định RCEP."
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 07/2022/TT-BCT vê nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:
"Điều 8. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
1. Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP.
2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp."
Cách thức áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/05/2022) thì cách thức áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:
"Điều 12. Áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
1. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 52 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP .
2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng gồm:
a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định RCEP; hoặc
b) Áp dụng thuế tự vệ dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa bị điều tra. Tổng mức thuế nhập khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP và thuế tự vệ không vượt quá mức thấp hơn của thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng vào ngày ngay trước ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không vượt quá 03 năm bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.
4. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải được giảm dần mức độ áp dụng.
5. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp có thể được gia hạn không vượt quá 01 năm trên cơ sở kết quả rà soát cuối kỳ. Quy trình, thủ tục rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 69 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP .
6. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đó.
7. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ nước Thành viên đó xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 3% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên;
b) Tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ các nước Thành viên quy định tại điểm a khoản này xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 9% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên.
8. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên kém phát triển. Việc xác định danh sách nước Thành viên kém phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và theo quy định của Hiệp định RCEP.
9. Không áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày việc cắt giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế quan đầu tiên có hiệu lực đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước Thành viên theo cam kết trong Hiệp định RCEP.
10. Không tái áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong một khoảng thời gian bằng với thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trước đó hoặc trong 01 năm kể từ khi hết hạn biện pháp đó, tùy theo thời gian nào dài hơn."
Hàng hóa được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP trong những trường hợp nào?
Tổ chức được phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Hiệp định RCEP khi đáp ứng điều kiện gì?
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam không được áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời cho hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên Hiệp định RCEP trong trường hợp nào?
Dự kiến Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp với các nước thành viên Hiệp định RCEP trong thời hạn bao lâu?
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?