Tủ sách pháp luật là gì? Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật dựa trên những nguyên tắc nào?
Tủ sách pháp luật là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Tủ sách pháp luật là nơi lưu giữ, quản lý sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu chính sách, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật, hòa giải ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, Tủ sách pháp luật là nơi lưu giữ, quản lý sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu chính sách, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật, hòa giải ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật
1. Xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật phải phù hợp với yêu cầu của từng địa bàn, cơ quan, đơn vị và nhu cầu khai thác sách, tài liệu pháp luật của người sử dụng.
2. Xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phải gắn với mục tiêu, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; bảo đảm duy trì, khai thác sách, tài liệu pháp luật tập trung, liên tục, lâu dài; khai thác, sử dụng tối đa hạ tầng công nghệ thông tin hiện có; liên kết, trích xuất với các cơ sở dữ liệu về pháp luật, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Củng cố, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn để phục vụ rộng rãi nhu cầu tra cứu, khai thác thông tin, sách, tài liệu pháp luật tại cơ sở; thống nhất quản lý, khai thác sách, tài liệu của Tủ sách pháp luật và sách, tài liệu pháp luật của Thư viện xã, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có trên địa bàn.
4. Nhà nước ưu tiên cấp phát, trang bị sách, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn nhằm bảo đảm thực hiện quyền của công dân trong tiếp cận thông tin pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật quy định cụ thể như trên.
Tủ sách pháp luật
Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật do ai bảo đảm?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể:
Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật
1. Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. Kinh phí xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được lồng ghép với kinh phí duy trì hoạt động của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện có và kinh phí thực hiện các chương trình, đề án có nội dung ứng dụng công nghệ thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung chi, mức chi cho Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Định mức kinh phí tối thiểu hằng năm cho mỗi Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân là 03 triệu đồng (ba triệu đồng) và được thực hiện như sau:
a) Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn do ngân sách địa phương bảo đảm; khuyến khích ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện hỗ trợ xây dựng, bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối được ngân sách thì sử dụng nguồn thu ngân sách của địa phương để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật. Đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách thì ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật trong nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương;
b) Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân được dự toán trong ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị quản lý Tủ sách pháp luật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật được cấp để chi về rà soát, số hóa, hệ thống hóa, mua, bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật; tổ chức luân chuyển, khai thác sách, tài liệu pháp luật và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp, tài trợ kinh phí, sách, tài liệu phục vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; xây dựng, quản lý, đóng góp và mở rộng Tủ sách tự quản ở cộng đồng.
Như vậy, kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?