Từ thiện là gì? Quỹ từ thiện là gì? Cá nhân có được tự kêu gọi gây quỹ từ thiện để hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ không?
Từ thiện là gì? Quỹ từ thiện là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về từ thiện là gì. Tuy nhiên có thể hiểu như sau:
Từ thiện là hoạt động giúp đỡ người khác hoặc cộng đồng một cách tự nguyện, không vì lợi nhuận. Từ thiện có thể thông qua một số hoạt động sau:
- Quyên góp tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ cho người nghèo hoặc gặp khó khăn.
- Tình nguyện qua góp sức bằng cách góp thời gian và kỹ năng để hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận.
- Hỗ trợ người bị gặp khó khăn trong thiên tai, bão lũ.
- Giúp đỡ cộng đồng địa phương thông qua các dự án phát triển.
Mục đích chính của từ thiện là cải thiện, hỗ trợ giúp đỡ cuộc sống của người khác và xã hội nói chung, dựa trên tinh thần nhân ái và trách nhiệm xã hội.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Quỹ từ thiện là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
...
Như vậy, Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Từ thiện là gì? Quỹ từ thiện là gì? Cá nhân có được tự kêu gọi gây quỹ từ thiện để hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ không? (hình từ internet)
Cá nhân có được tự kêu gọi gây quỹ từ thiện để hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ không?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
b) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
đ) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
e) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
g) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
...
Theo đó, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự có quyền kêu gọi gây quỹ từ thiện thông qua việc tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai bão lũ.
Hành vi bị nghiêm cấm với cá nhân kêu gọi đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục bão lũ là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm với tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện như sau:
- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
- Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
- Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?