Tủ thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được phân loại thế nào? Thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được bảo quản ra sao?
Tủ thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được phân loại thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 32/2017/TT-BYT quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được phân loại như sau:
(1) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại A là tủ thuốc dành cho tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên trên 100 người, thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 03 ngày.
(2) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại B là tủ thuốc dành cho tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên trên 100 người, thực hiện chuyến đi quốc tế từ 03 ngày trở xuống hoặc tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên từ 25 đến 100 người, thực hiện chuyến đi quốc tế;
(3) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại C là tủ thuốc dành cho tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên từ 15 đến 25 người, thực hiện chuyến đi quốc tế;
(4) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại D là tủ thuốc dành cho tàu biển thực hiện chuyến đi nội địa hoặc tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên dưới 15 người, thực hiện chuyến đi quốc tế;
(5) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển chở hàng nguy hiểm là tủ thuốc dành cho tàu biển được thiết kế đặc biệt dùng để chở hàng hóa có độ nguy hiểm cao đối với môi trường, sức khỏe và tính mạng con người.
Tủ thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được phân loại thế nào? (Hình từ Internet)
Thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được bảo quản ra sao?
Tại Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BYT có nêu:
Quy định về người phụ trách, hướng dẫn sử dụng và bảo quản thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển
1. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư này là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư này ít nhất phải là thuyền viên có chứng chỉ về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của Công ước Quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca thuyền viên (STCW78) và các sửa đổi Công ước, do cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học biển hoặc hàng hải cấp.
2. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển có trách nhiệm bảo quản, cấp phát thuốc và trang thiết bị y tế.
3. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển trước khi dùng thuốc, trang thiết bị y tế cho thuyền viên mắc bệnh hoặc bị tai nạn trên tàu phải khai thác tiền sử dị ứng thuốc của thuyền viên và ghi vào sổ khám bệnh các nội dung sau: tên thuyền viên bị bệnh hoặc bị tai nạn, chẩn đoán, các biện pháp đã sơ cứu, tên thuốc, số lượng thuốc, thời gian sử dụng thuốc, đường dùng.
4. Thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển phải được bảo quản trong tủ kín, gắn cố định ở nơi hợp vệ sinh, dễ thấy trên tàu và có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, trang thiết bị y tế. Các ngăn tủ phải đủ rộng để lưu trữ thuốc, trang thiết bị y tế để có thể nhận diện và lấy ra sử dụng ngay khi cần. Những loại thuốc cấp cứu cần được bảo quản tại ngăn riêng ở vị trí dễ dàng tiếp cận.
5. Việc bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Thuốc hết hạn, thuốc không bảo đảm chất lượng phải được bảo quản riêng, niêm phong có chữ ký của thuyền trưởng và người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển để xử lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý chất lượng thuốc.
7. Thuyền trưởng, người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển có trách nhiệm lập Báo cáo xuất, nhập, tồn số lượng thuốc sử dụng trên tàu biển theo quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này làm căn cứ để mua bổ sung thuốc.
Theo đó thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu biển được bảo quản như sau:
- Thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển phải được bảo quản trong tủ kín, gắn cố định ở nơi hợp vệ sinh, dễ thấy trên tàu và có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, trang thiết bị y tế.
Các ngăn tủ phải đủ rộng để lưu trữ thuốc, trang thiết bị y tế để có thể nhận diện và lấy ra sử dụng ngay khi cần. Những loại thuốc cấp cứu cần được bảo quản tại ngăn riêng ở vị trí dễ dàng tiếp cận.
- Việc bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thuốc hết hạn, thuốc không bảo đảm chất lượng phải được bảo quản riêng, niêm phong có chữ ký của thuyền trưởng và người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển để xử lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý chất lượng thuốc.
Thuyền trưởng trên tàu biển có trách nhiệm lập báo cáo y tế thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BYT có hướng dẫn thuyền trưởng tàu biển có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BYT, với nội dung như sau:
- Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ.
- Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho việc chẩn đoán, chăm sóc, điều trị theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?