Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
- Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố là bao lâu?
Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 45 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải như sau:
Vi phạm quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây của hoa tiêu:
a) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải khi phát hiện tai nạn, sự cố hay những thay đổi của luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải trong thời gian dẫn tàu;
b) Không thông báo, xác báo cho Cảng vụ hàng hải về thời gian, địa điểm lên tàu, rời tàu hoặc tình hình dẫn tàu theo quy định;
c) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải việc tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ và chạy ngược chiều tại luồng một chiều hoặc tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt;
d) Lên tàu chậm hơn thời gian quy định hoặc lên, xuống tàu không đúng địa điểm quy định mà không có lý do chính đáng;
đ) Dẫn tàu vào, rời cảng hoặc di chuyển không đúng theo kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải hoặc không đúng với tàu được phân công dẫn mà không có lý do chính đáng;
e) Tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng;
g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn tàu.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng khi dẫn tàu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu hàng hải dẫn tàu vào neo đậu, cập cầu hoặc di chuyển trong vùng nước cảng khi chưa có lệnh điều động hoặc sai vị trí chỉ định của Cảng vụ hàng hải;
b) Từ chối dẫn tàu mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức hoa tiêu hàng hải về việc từ chối dẫn tàu;
c) Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố;
d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng.
...
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Tuyến luồng hàng hải (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 16.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt hoa tiêu hàng hải này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoa tiêu hàng hải tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?