Tự ý mở lối tắt đi ngang qua đường sắt có bị xử phạt không? Mức phạt được quy định theo pháp luật là bao nhiêu?
Tự ý mở lối tắt đi ngang qua đường sắt có bị xử phạt không?
Căn cứ khoản 4 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự mở lối đi qua đường sắt;
b) Khoan, đào, xẻ đường sắt trái phép;
c) Tháo dỡ, làm xê dịch trái phép ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt;
d) Kéo đường dây thông tin, đường dây tải điện, xây dựng cầu, cầu vượt, hầm, hầm chui, cống, cột điện, cột viễn thông, hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống cấp nước, thoát nước, viễn thông (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) trái phép qua đường sắt hoặc trong phạm vi đất dành cho đường sắt.”
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 51 Nghị định này, hành vi tự ý mở lối tắt đi ngang qua đường sắt có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tự ý mở lối tắt đi ngang qua đường sắt có bị xử phạt không? Mức phạt được quy định theo pháp luật là bao nhiêu?
Có được yêu cầu rào chắn lại nếu có người tự ý mở lối tắt đi ngang qua đường sắt không?
Theo khoản 6 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được thay thế bởi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt như sau:
“6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”
Như vậy, trường hợp tự mở lối tắt đi ngang qua đường sắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Chăn thả súc vật trên đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị; trồng cây cao trên 1,5 m hoặc trồng cây dưới 1,5 m nhưng ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác hoặc trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;
b) Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.”
Do đó, hành vi chăn thả gia súc trên đường sắt có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?