Tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh có giáo trình đại học bị xử phạt hành chính như thế nào?
Giáo trình là gì ?
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định giải thích thuật ngữ giáo trình như sau:
Giải thích từ ngữ
“Giáo trình” là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Như vậy, giáo trình đại học là một tác phẩm được thầy cô biên soạn để phục vụ công việc giảng dạy, học tập, là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh có giáo trình đại học bị xử phạt hành chính như thế nào? (hình từ internet)
Hành vi tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh có vi phạm luật sở hữu trí tuệ không?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, giáo trình Đại học loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả nên hành vi tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh sẽ vi phạm luật sở hữu trí tuệ và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh thì bị xử phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nên trên thì mức phạt sẽ gấp 2 lần cá nhân tức là từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt người có hành vi vi phạm không?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý photo giáo trình đại học để kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?