Tục mua muối đầu năm: Muối ăn có thuộc Danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá không? Thương nhân tăng giá muối cao hơn giá niêm yết bị phạt bao nhiêu?

Tiêu chí xác định Danh mục hàng hóa thiết yếu cho đời sống được quy định như thế nào? Muối ăn có thuộc Danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá không? Thương nhân tăng giá muối cao hơn giá niêm yết bị phạt bao nhiêu? Câu hỏi của chị Hạnh đến từ Hà Nội.

Tiêu chí xác định Danh mục hàng hóa thiết yếu cho đời sống được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Giá 2012 quy định như sau:

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
...

Theo quy định này, hàng hóa để được xếp vào Danh mục hàng hóa thiết yếu cho đời sống phải là hàng hóa đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Tục đầu năm mua muối

Tục đầu năm mua muối (hình từ Internet)

Muối ăn có thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá không?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Giá 2012 quy định như sau:

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
...
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm;
b) Điện;
c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;
d) Phân đạm; phân NPK;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, muối ăn là một trong những hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, như vậy có thể hiểu, việc điều chỉnh giá của muối sẽ chịu sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá thuộc về ai?

Theo Điều 18 Luật Giá 2012 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá như sau:

- Chính phủ quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá đối với các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Giá 2012 và Điều 17 Luật Giá 2012.

- Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân công của Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ;

+ Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.

- Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm quyết định thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.

- Cơ quan, cá nhân quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

Thương nhân lợi dụng nhu cầu khách hàng để bán muối cao hơn giá niêm yết sẽ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 5 và khoản 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo đó, thương nhân lợi dụng nhu cầu khách hàng để bán muối cao hơn giá niêm yết sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý mức xử lý hành chính này là mức phạt áp dụng đối với thương nhân là cá nhân, đối với thương nhân là tổ chức mức xử lý hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

Đồng thời cũng theo quy định này, thương nhân bán muối cao hơn giá niêm yết còn buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết. Trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Bình ổn giá Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình ổn giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
Pháp luật
Giá cả thị trường là gì? Giá cả thị trường thay đổi theo quy luật cung cầu như thế nào? Nguyên tắc bình ổn giá là gì?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh có thể không thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
Pháp luật
Biện pháp bình ổn giá điều hòa cung cầu gồm những gì? Phải xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện khi thực hiện bình ổn giá đúng không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, nội dung phê duyệt chủ trương bình ổn giá trong trường hợp biến động bất thường gây tác động đến kinh tế ra sao?
Pháp luật
Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Pháp luật
Bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa thuộc Danh mục bình ổn giá thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Biện pháp bình ổn giá có bao gồm việc áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật không?
Pháp luật
9 mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo quy định mới? Trường hợp nào phải bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình ổn giá
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,070 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình ổn giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình ổn giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào