Túi thừa thực quản cổ là gì? Quy trình cắt túi thừa thực quản cổ hiện nay sẽ được tiến hành như thế nào?

Cho hỏi rằng túi thừa thực quản cổ là gì? Về quy trình cắt túi thừa thực quản cổ thực hiện như thế nào? Cho tôi xin quy định cụ thể luôn nhé. Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh Phong đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Túi thừa thực quản cổ là gì?

Cắt túi thừa thực quản cổ là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt túi thừa thực quản cổ hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

CẮT TÚI THỪA THỰC QUẢN CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Túi thừa thực quản là bệnh lý hiếm gặp. phụ thuộc vào vị trí túi thừa chia làm 3 loại: Túi thừa thực quản cổ (Zenker’s) chiếm 70%, túi thừa thực quản 1/3 giữa và túi thừa thực quản 1/3 dưới ngay trên tâm vị.
Túi thừa gây rối loạn chức năng thực quản, gây trào ngược thức ăn và ứ đọng thức ăn ở túi thừa. Nuốt nghẹn là triệu chứng phổ biến để quyết định việc phẫu thuật. Nội soi can thiệp có thể điều trị túi thừa thực quản cổ.
...

Theo đó, túi thừa thực quản là bệnh lý hiếm gặp. phụ thuộc vào vị trí túi thừa chia làm 3 loại: Túi thừa thực quản cổ (Zenker’s) chiếm 70%, túi thừa thực quản 1/3 giữa và túi thừa thực quản 1/3 dưới ngay trên tâm vị.

Túi thừa gây rối loạn chức năng thực quản, gây trào ngược thức ăn và ứ đọng thức ăn ở túi thừa. Nuốt nghẹn là triệu chứng phổ biến để quyết định việc phẫu thuật. Nội soi can thiệp có thể điều trị túi thừa thực quản cổ.

Như vậy, khi người bệnh bị túi thừa thực quản mà túi thừa gây rối loạn chức năng thực quản, gây trào ngược thức ăn và ứ đọng thức ăn ở túi thừa. Nuốt nghẹn là triệu chứng phổ biến để quyết định việc phẫu thuật. Nội soi can thiệp có thể điều trị túi thừa thực quản cổ.

Thực quản

Túi thừa thực quản cổ (Hình từ Internet)

Khi nào được chỉ định cắt túi thừa thực quản cổ?

Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt túi thừa thực quản cổ hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

CẮT TÚI THỪA THỰC QUẢN CỔ
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Viêm túi thừa
- Nuốt nghẹn
- Thủng túi thừa
- Viêm, áp xe trung thất
- Rò khí quản
- Nôn
...

Như vậy, thấy rằng khi người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể được thực hiện cắt túi thừa thực quản cổ:

- Viêm túi thừa;

- Nuốt nghẹn;

- Thủng túi thừa;

- Viêm, áp xe trung thất;

- Rò khí quản;

- Nôn

Quy trình cắt túi thừa thực quản cổ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục IV và Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt túi thừa thực quản cổ hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

CẮT TÚI THỪA THỰC QUẢN CỔ
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa
- 02 phụ mổ
- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
2. Người bệnh
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
3. Phương tiện: bộ dụng cụ đại phẫu, van kéo xương ức, van thực quản, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa kê gối ở vai, đầu nghiêng sang phải
- Bước1: Rạch da hình chữ J bờ trước cơ ức đòn chũm, bộc lộ hai bên thành thực quản cổ và khí quản, phẫu tích thắt và cắt động mạch giáp trên (không bắt buộc).
- Bước 2: Túi thừa nằm giữa cơ nhẫn hầu và cơ khít hầu. Túi thừa sẽ được cắt bằng máy cắt thẳng nhưng đảm bảo không được kéo túi thừa quá căng để tránh cắt vào niêm mạc gây hẹp thực quản
- Bước 3: Mỏm cắt túi thừa được khâu lại bằng các mũi rời.
- Bước 4: Mở cơ khít hầu 2 - 3 cm là cần thiết
- Bước 5: Đặt 1 dẫn lưu nhỏ
...

Theo đó, có thể thấy rằng khi thực hiện cắt túi thừa thực quản cổ thì cần phải qua bước chuẩn bị như sau:

Bước 1. Người thực hiện:

- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa

- 02 phụ mổ

- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê

- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài

Bước 2. Người bệnh

- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.

- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…

- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.

- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.

Bước 3. Phương tiện: bộ dụng cụ đại phẫu, van kéo xương ức, van thực quản, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…

Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị thì có thể tiến hành chuyển sang bước thực hiện kỹ thuật bao gồm:

- Tư thế: người bệnh nằm ngửa kê gối ở vai, đầu nghiêng sang phải

+ Rạch da hình chữ J bờ trước cơ ức đòn chũm, bộc lộ hai bên thành thực quản cổ và khí quản, phẫu tích thắt và cắt động mạch giáp trên (không bắt buộc).

+ Túi thừa nằm giữa cơ nhẫn hầu và cơ khít hầu. Túi thừa sẽ được cắt bằng máy cắt thẳng nhưng đảm bảo không được kéo túi thừa quá căng để tránh cắt vào niêm mạc gây hẹp thực quản

+ Mỏm cắt túi thừa được khâu lại bằng các mũi rời.

+ Mở cơ khít hầu 2 - 3 cm là cần thiết

+ Đặt 1 dẫn lưu nhỏ.

Như vậy, có thể thấy rằng quy trình cắt túi thừa thực quản cổ sẽ qua hai bước lớn như trên. Người thực hiện cần phải tuân thủ đầy đủ các bước để đảm bảo an toàn cho họ.

Phẫu thuật Tiêu hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi được hay không? Cần lưu ý những gì trước và sau khi cắt ruột thừa nội soi?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản là gì? Khâu vết thương thực quản sẽ được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản có các bước tiến hành như thế nào? Khâu vết thương thực quản chống chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Dẫn lưu áp xe trung thất là gì? Dẫn lưu áp xe trung thất được chỉ định đối với người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
75 tuổi có được cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng không? Cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng sẽ có các bước tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực là gì? Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực chỉ định khi nào?
Pháp luật
Mở ngực thăm dò là gì? Có được thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò khi người bệnh bị chấn thương tim hay không?
Pháp luật
Không thể thực hiện lấy dị vật thực quản đường bụng trong trường hợp nào? Ai là người thực hiện lấy dị vật và quy trình các bước kỹ thuật sẽ ra sao?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không cắt thực quản là gì? Tạo hình sẽ chỉ định thực hiện với người bệnh khi nào?
Pháp luật
Lấy dị vật thực quản đường bụng sẽ được chỉ định trong trường hợp nào? Phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phẫu thuật Tiêu hóa
1,125 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phẫu thuật Tiêu hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phẫu thuật Tiêu hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào