Tước vương miện có nghĩa là gì? Vi phạm những điều gì thì hoa hậu sẽ bị tước vương miện theo quy định hiện nay?
Tước vương miện có nghĩa là gì?
Tước vương miện là một thuật ngữ trong các cuộc thi sắc đẹp. Theo đó, có thể hiểu tước vương miện là ý chỉ việc một hoa hậu, á hậu sau khi đăng quang không được phép giữ lại danh hiệu sắc đẹp đó nữa.
Hay nói cách khác là bị thu hồi danh hiệu hoa hậu hay danh hiệu á hậu theo quy định pháp luật hiện nay.
Việc tước vương miện có thể xảy ra khi người đoạt giải vi phạm quy tắc của cuộc thi, có hành động trái đạo đức, hoặc dính líu đến những bê bối đời tư, vụ việc gây ảnh hưởng đến uy tín của cuộc thi và danh hiệu hoa hậu.
Đồng thời, khi vương miện bị tước, người đó sẽ không còn giữ được danh hiệu hoa hậu và quyền lợi đi kèm với nó.
*Thông tin mang giá trị tham khảo
Tước vương miện có nghĩa là gì? Vi phạm những điều gì thì hoa hậu sẽ bị tước vương miện theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Vi phạm những điều gì thì hoa hậu sẽ bị tước vương miện theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc Thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu như sau:
Thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi danh hiệu hoa hậu khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
- Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP ;
- Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.
Trong đó, tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn như sau:
Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Lưu ý: Khi tước vương miện hoa hậu phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP)
Ban tổ chức cuộc thi có thẩm quyền tước vương miện hoa hậu không?
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau:
Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật
...
2. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
...
đ) Thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
Đồng thời tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc Thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu như sau:
Thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.
2. Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, ban tổ chức cuộc thi hoa hậu có trách nhiệm thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải theo quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?