Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ làm công việc khai thác than trong hầm lò là bao nhiêu? Được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc trường hợp nào?

Em ơi cho anh hỏi: Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ làm công việc khai thác than trong hầm lò là bao nhiêu? Được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc trường hợp nào? Đây là câu hỏi của anh M.Q đến từ Quảng Ninh.

Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ làm công việc khai thác than trong hầm lò là bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
...

Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp lao động nữ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì có thể về hưu sớm hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, cụ thể là 46 tuổi.

ngân hàng câu hỏi

Lao động nữ làm công việc khai thác than trong hầm lò (Hình từ Internet)

Lao động nữ làm công việc khai thác than trong hầm lò có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc trường hợp nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau

Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
...

Như vậy, lao động nữ làm công việc khai thác than trong hầm lò có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Công việc khai thác than trong hầm lò sẽ gồm những công việc nào?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định công việc khai thác trong hầm lò gồm những công việc sau:

CÔNG VIỆC KHAI THÁC THAN TRONG HẦM LÒ
1. Khai thác mỏ hầm lò.
2. Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò.
3. Đội viên cứu hộ mỏ.
4. Sửa chữa cơ điện trong hầm lò.
5. Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.
6. Thợ sắt, thợ thoát nước trong hầm lò.
7. Vận tải than trong hầm lò.
8. Đo khí, đo gió, trực cửa gió, trắc địa, KCS trong hầm lò.
9. Công nhân vận hành, sửa chữa các thiết bị trong hầm lò.
10. Vận hành và phụ tàu điện, tàu ắc quy trong hầm lò.
11. Vận hành, sửa chữa, nạp ắc quy trong hầm lò.
12. Nghiệm thu các sản phẩm trong hầm lò.
13. Thủ kho các loại trong hầm lò.
14. Bảo vệ kho trong hầm lò.
15. Quét dọn hầm vệ sinh, nạo vét bùn trong hầm lò.
16. Vận chuyển vật liệu trong hầm lò.
17. Trực gác tín hiệu trong hầm lò.
18. Phục vụ bồi dưỡng trong hầm lò.
19. Lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò.
20. Vận hành trạm mạng trong hầm lò.
21. Trực gác cửa gió trong hầm lò.
22. Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong hầm lò.
23. Chỉ đạo sản xuất trực tiếp trong hầm lò (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng lò, lò trưởng).
24. Nhân viên, công nhân giám sát an toàn trong hầm lò.

Như vậy, khai thác than trong hầm lò sẽ gồm những công việc như trên.

Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi làm công việc sửa chữa cơ điện trong hầm lò thời gian bao lâu?
Pháp luật
Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?
Pháp luật
Tổng hợp nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 2024? Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ra sao?
Pháp luật
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023? Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Pháp luật
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của người sử dụng lao động cần những gì?
Pháp luật
Người làm nghề nặng nhọc độc hại thì thời gian làm việc bình thường là bao lâu? Đối với người lao động làm nghề nặng nhọc độc hại thì ngày ngày nghỉ hàng năm là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người sử dụng lao động đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất?
Pháp luật
Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Chăm sóc ngựa đực giống có thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hay không?
Pháp luật
Thủ kho mìn trong hầm lò có phải là công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện nay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
1,441 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào