Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến là gì và xác định tỷ lệ dựa theo nguyên tắc nào?
Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến là gì?
Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định:
Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến.
Theo đó, tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến.
Xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến dựa theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến nêu ở Điều 3 Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định:
Nguyên tắc xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc
1. Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu để xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên nguyên tắc những dược liệu, vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ có tỷ lệ hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền và tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp.
Theo đó, xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến dựa theo nguyên tắc sau:
- Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu để xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên nguyên tắc những dược liệu, vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ có tỷ lệ hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền và tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp.
Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến (Hình từ Internet)
Thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến theo hướng dẫn nào?
Hướng dẫn thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến nêu ở Điều 5 Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định:
Hướng dẫn thực hiện tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia
1. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của từng công đoạn sơ chế, phức chế. Ví dụ: dược liệu Hoàng kỳ chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt của Hoàng kỳ dược tính như sau: nếu dùng Hoàng kỳ thái phiến thì tỷ lệ hao hụt tối đa được tính theo công đoạn sơ chế là 10,0%; nếu dùng Hoàng kỳ chích mật thì tỷ lệ hao hụt tối đa là 15,0%.
2. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu đã được sơ chế dùng để chế biến thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế. Ví dụ: dược liệu, vị thuốc Bạch thược đã được sơ chế (thái phiến) thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong chế biến bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế (18,0%) trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế (14,0%) là 4%.
3. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh mua vị thuốc đã chế biến sẵn theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản và cân chia.
4. Đối với các vị thuốc hoặc các phương pháp chế biến vị thuốc không có trong Danh mục kèm theo Thông tư này: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tỷ lệ hao hụt áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đề xuất bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.
Theo đó, thực hiện tỷ lệ hao hụt các vị thuốc cổ truyền trong quá trình chế biến theo hướng dẫn sau:
- Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của từng công đoạn sơ chế, phức chế. Ví dụ: dược liệu Hoàng kỳ chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt của Hoàng kỳ dược tính như sau:
Nếu dùng Hoàng kỳ thái phiến thì tỷ lệ hao hụt tối đa được tính theo công đoạn sơ chế là 10,0%; nếu dùng Hoàng kỳ chích mật thì tỷ lệ hao hụt tối đa là 15,0%.
- Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu đã được sơ chế dùng để chế biến thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế. Ví dụ: dược liệu, vị thuốc Bạch thược đã được sơ chế (thái phiến) thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong chế biến bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế (18,0%) trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế (14,0%) là 4%.
- Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh mua vị thuốc đã chế biến sẵn theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản và cân chia.
- Đối với các vị thuốc hoặc các phương pháp chế biến vị thuốc không có trong Danh mục kèm theo Thông tư này: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tỷ lệ hao hụt áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đề xuất bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.lawnet.vn/uploads/bds/NTTH/thuoc-co-truyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/01/24/sua-doi-thu-tuc-gia-han-giay-dang-ky-luu-hanh-thuoc-co-truyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/07092024/huong-dan-phuong-phap-che-bien-duoc-lieu-va-vi-thuoc-co-truyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTMH/20062024/duoc-lieu-co-truyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/18062024/Thuoc-co-la.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPH/hanh-vi-bi-cam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/130524/vi-thuoc-co-truyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/240401/thuoc-co-truyen-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/Ti%E1%BA%BFn%20%C4%90%E1%BA%A1t/H%E1%BB%97%20tr%E1%BB%A3%20Th%E1%BA%A3o%2017-3/THUOC-CO-TRUYEN.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TienThinh/260822/Vi-thuoc-co-truyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/khoi/chung-chi-hanh-nghe-duoc-2.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Thời điểm tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe kinh doanh vận tải là khi nào? Hình thức tập huấn nghiệp vụ vận tải?
- Tải mẫu quy trình sát hạch lái xe hạng BE, D1E, D2E, DE? Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng BE, D1E, D2E, DE bằng phương pháp nào?
- Hợp đồng vận tải hành khách điện tử bao gồm những nội dung gì? Thời gian lưu trữ dữ liệu hợp đồng vận tải hành khách điện tử?
- Mẫu danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025? Quy định về việc xét công nhận kết quả sát hạch?
- Ngân hàng Nhà nước không thực hiện cấp đổi Giấy phép đối với các nội dung hoạt động nào của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?