Tỷ lệ Phần trăm giá trị (LVC) trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi là gì? Công thức tính LVC? Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt LVC là mẫu nào?
Tỷ lệ Phần trăm giá trị (LVC) trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi là gì?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì:
Tỷ lệ Phần trăm giá trị là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng.
Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.
Tỷ lệ Phần trăm giá trị (LVC) trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi là gì? (Hình từ Internet)
Công thức tính Tỷ lệ Phần trăm giá trị (LVC) trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT về Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi:
Theo đó, tỷ lệ Phần trăm giá trị (LVC) được tính theo một trong hai công thức sau:
(i) Công thức trực tiếp:
LVC | = | Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất _____________________________________ Trị giá FOB | x100% |
hoặc
(ii) Công thức gián tiếp:
LVC | = | Trị giá FOB - (Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất) _____________________________________ Trị giá FOB | x100% |
Lưu ý số 1: Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó.
Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.
Lưu ý số 2: Để tính LVC theo công thức nêu trên, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:
(1) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.
(2) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
(3) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.
- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;
- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;
- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm:
+ Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố);
+ Các Khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa);
+ Các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo;
+ Khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa);
+ Kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa;
+ Lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải;
+ Các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;
- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) là mẫu nào?
Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT.
Tải về Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC).
Lưu ý số 3: Thương nhân nộp bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu và bản sao các chứng từ (có đóng dấu sao y bản chính): Hóa đơn giá trị gia tăng, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai từ cột (9) đến cột (13).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?