Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là bao nhiêu?
- Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là bao nhiêu?
- Tổ chức nước ngoài sở hữu 12% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì có cần thỏa mãn điều kiện gì hay không?
- Tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài có cần điều kiện gì hay không?
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là bao nhiêu?
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng
Căn cứ Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
"1. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.
6. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định tại các Khoản 2, 3, 5 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
7. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này bao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
8. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện sở hữu cổ phần theo quy định tại Nghị định này."
Có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu cổ phần khác nhau tương ứng với từng loại nhà đầu tư nước ngoài tại cá tổ chức tín dụng nói chung và tại ngân hàng thương mại nói riêng.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng tại đây Tải
Tổ chức nước ngoài sở hữu 12% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì có cần thỏa mãn điều kiện gì hay không?
Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 01/2014/NĐ-CP bao gồm:
(1) Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên.
(2) Có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần được xác định theo báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và nguồn vốn mua cổ phần hợp pháp theo quy định của pháp luật.
(3) Việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.
(4) Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính và Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ mua cổ phần.
(5) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khác vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.
Theo đó, trường hợp tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu 12% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam thì cần đáp ứng những điều kiện cụ thể nêu trên.
Tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài có cần điều kiện gì hay không?
Tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 01/2014/NĐ-CP cần thỏa mãn những điều kiện sau:
(1) Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
(2) Tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với tổ chức tín dụng cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng thương mại nói riêng. Bên cạnh đó, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần dẫn đến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng Việt Nam thì cần đáp ứng một số điều kiện tương ứng. Đồng thời, tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động bán cổ phần cho những nhà đầu tư nước ngoài nói trên cũng cần thực hiện dựa trên những điều kiện nhất định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?