Tỷ suất chiết khấu là gì? Hướng dẫn xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu?

Theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC: Tỷ suất chiết khấu là gì? Hướng dẫn xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu?

Tỷ suất chiết khấu là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC thì:

Tỷ suất chiết khấu là tỷ suất được sử dụng để chuyển đổi dòng thu nhập trong tương lai về giá trị hiện tại.

Tỷ suất chiết khấu là gì? Hướng dẫn xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu?

Tỷ suất chiết khấu là gì? Hướng dẫn xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu?

Cách xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được quy định tại Điều 12 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC, cụ thể như sau:

(1) Tỷ suất chiết khấu cần phản ánh được giá trị biến đổi theo thời gian của tiền, các rủi ro liên quan đến dòng tiền phát sinh từ tài sản thẩm định giá và việc sử dụng tài sản thẩm định giá trong tương lai.

(2) Tỷ suất chiết khấu có thể giống nhau hoặc khác nhau tại các năm dự báo.

Việc xác định tỷ suất chiết khấu phải có căn cứ, lập luận, phụ thuộc vào cơ sở giá trị thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, loại tài sản thẩm định giá, tuổi đời kinh tế của tài sản hoặc giai đoạn nắm giữ tài sản, sự khác biệt về địa lý, tỷ giá (nếu có) và loại dòng tiền được xem xét.

(3) Tỷ suất chiết khấu được xác định thông qua các thông tin từ thị trường và bằng một trong các phương pháp: phương pháp thống kê tỷ suất sinh lời trung bình của các tài sản tương tự trên thị trường; chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC); mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).

Trong đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC thì:

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp.

Cách tiếp cận từ thu nhập được áp dụng đối với các tài sản nào?

Căn cứ tại Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC quy định về cách tiếp cận từ thu nhập và các phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập:

Cách tiếp cận từ thu nhập và các phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập
1. Cách tiếp cận từ thu nhập được áp dụng đối với các tài sản tạo ra thu nhập cho người sở hữu/người sử dụng, có thể dự báo được thu nhập từ tài sản trong tương lai và tính được tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.
2. Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp từ thu nhập là phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng cho các tài sản đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau:
a) Đối với tài sản là doanh nghiệp, phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu, thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản vô hình, phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội và phương pháp thu nhập tăng thêm, thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình.

Như vậy, cách tiếp cận từ thu nhập được áp dụng đối với các tài sản tạo ra thu nhập cho người sở hữu/người sử dụng, có thể dự báo được thu nhập từ tài sản trong tương lai và tính được tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.

Trong đó: tại khoản 1 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC thì:

Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.

Lưu ý: Đối tượng áp dụng Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC:

(1) Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

(2) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

(3) Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).

Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Tỷ suất chiết khấu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tỷ suất chiết khấu là gì? Hướng dẫn xác định tỷ suất chiết khấu r để tính giá trị tài sản thẩm định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu?
Pháp luật
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để tính lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao có thể được cân nhắc xác định trên cơ sở gì?
Pháp luật
Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng với tài sản nào? Dòng tiền - CF áp dụng trong phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương pháp dòng tiền chiết khấu
1,187 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương pháp dòng tiền chiết khấu Tỷ suất chiết khấu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương pháp dòng tiền chiết khấu Xem toàn bộ văn bản về Tỷ suất chiết khấu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào