UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội khi trẻ em thuộc các trường hợp nào?
- UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã được lựa chọn, đề xuất các giải pháp nào để hỗ trợ trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế?
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội khi trẻ em thuộc các trường hợp nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội khi trẻ em thuộc các trường hợp sau:
- Trẻ em bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH;
- Trẻ em không có người thân thích hoặc người thân thích không đủ điều kiện chăm sóc hoặc không nhận chăm sóc;
- Không tìm được cá nhân, gia đình không phải là người thân thích nhận chăm sóc thay thế trẻ em;
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại Điều 31 Nghị định 56/2017/NĐ-CP và Điều 32 Nghị định 56/2017/NĐ-CP và chưa tìm được gia đình chăm sóc thay thế.
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em đang sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội và chuyển đổi hình thức chăm sóc thay thế như sau:
Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em đang sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội và chuyển đổi hình thức chăm sóc thay thế
1. Người đại diện cơ sở trợ giúp xã hội phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã triển khai việc chuyển đổi hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em trên cơ sở danh sách hồ sơ của trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội có nhu cầu chăm sóc thay thế như sau:
a) Đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em cần chăm sóc thay thế;
b) Báo cáo xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
c) Thông báo cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông tin của trẻ em về tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, giáo dục, tình hình gia đình, thông tin khác (nếu có) của trẻ em.
2. Tổ chức cho trẻ em được tiếp xúc, làm quen với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em ít nhất 02 lần trước khi được nhận chăm sóc thay thế.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất bằng văn bản với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em.
...
5. Trên cơ sở xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp của trẻ em, người đại diện cơ sở trợ giúp xã hội hỗ trợ trẻ em tiếp cận các dịch vụ theo nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội; bảo vệ trẻ em, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thống nhất bằng văn bản với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã được lựa chọn, đề xuất các giải pháp nào để hỗ trợ trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã được lựa chọn, đề xuất các giải pháp sau để hỗ trợ trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, cụ thể:
- Hỗ trợ các nhu cầu của trẻ em về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phát triển tâm lý, bảo vệ trẻ em, chính sách trợ cấp cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
- Hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện thủ tục chấm dứt chăm sóc thay thế và lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp theo quy định tại Điều 69 Luật Trẻ em 2016.
Đồng thời, Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ em và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em.
Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất bằng văn bản với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?