UBND Hà Nội họp thường kỳ mấy lần và được tổ chức khi nào? Phiên họp được chuẩn bị như thế nào?
UBND Hà Nội họp thường kỳ mấy lần và được tổ chức khi nào?
Tổ chức họp thường kỳ của UBND Hà Nội theo Điều 26 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
Phiên họp UBND Thành phố
1. UBND Thành phố họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày mùng 03 của tháng sau, trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định.
2. UBND Thành phố họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định.
b) Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên UBND Thành phố.
Theo đó, UBND Hà Nội họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày mùng 03 của tháng sau, trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội quyết định.
Phiên họp UBND Hà Nội (Hình từ Internet)
Phiên họp UBND Hà Nội được chuẩn bị như thế nào?
Chuẩn bị phiên họp UBND Hà Nội theo Điều 27 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
(1) Chủ tịch UBND Thành phố quyết định nội dung, hình thức (trực tiếp hoặc trực tuyến), thời gian, chương trình phiên họp, thành phần khách mời.
(2) Văn phòng UBND Thành phố có nhiệm vụ:
- Dự kiến nội dung, hình thức, chương trình, thời gian, trình Chủ tịch UBND Thành phố quyết định;
- Đôn đốc các cơ quan có liên quan gửi tài liệu phục vụ họp;
- Mời họp, gửi tài liệu họp đến đại biểu, khách mời chậm nhất là 03 ngày trước khi họp, trừ trường hợp đặc biệt; phối hợp với cơ quan chủ trì đề án thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp;
- Báo cáo rà soát về nội dung đề án trình ra phiên họp.
(3) Các cơ quan chủ trì đề án có nhiệm vụ:
- Đề xuất nội dung đưa vào Phiên họp UBND Thành phố thường kỳ, gửi Văn phòng UBND Thành phố trước ngày 20 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố;
- Gửi hồ sơ, tài liệu họp cho các thành viên UBND Thành phố qua môi trường điện tử (trừ tài liệu mật) chậm nhất 05 ngày trước khi họp; đồng thời, gửi văn bản giấy đến Văn phòng UBND Thành phố theo yêu cầu;
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp.
Thành phần dự phiên họp UBND Hà Nội bao gồm những ai?
Thành phần dự phiên họp UBND Thành phố Hà Nội theo Điều 28 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
- Các thành viên UBND Thành phố phải tham dự đầy đủ các phiên họp UBND Thành phố; trường hợp vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải báo cáo và được Chủ tịch UBND Thành phố đồng ý.
- Thành viên UBND Thành phố đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn vì lý do bất khả kháng không thể dự họp có thể ủy nhiệm cấp phó của mình dự họp thay nếu được Chủ tịch UBND Thành phố đồng ý và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người mình ủy nhiệm phát biểu trong phiên họp.
Người dự họp thay được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.
- Phiên họp UBND Thành phố chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên UBND Thành phố tham dự.
- Khách mời tham dự phiên họp UBND Thành phố bao gồm: Đại diện Thường trực HĐND Thành phố, lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố, đại diện các Ban của HĐND Thành phố, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố được mời tham dự phiên họp UBND Thành phố khi bàn về các vấn đề có liên quan; Chủ tịch HĐND quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và các đại biểu khác được mời tham dự khi bàn về các vấn đề có liên quan.
UBND Hà Nội làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của UBND Hà Nội theo Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
- UBND Thành phố làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể UBND Thành phố với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND Thành phố và cá nhân từng thành viên UBND Thành phố. Mọi hoạt động của UBND Thành phố, thành viên UBND Thành phố phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của HĐND Thành phố.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, phát huy trách nhiệm nêu gương. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì, chịu trách nhiệm. Nếu nhiệm vụ giao cho sở, ngành, cơ quan, UBND các quận, huyện, thị xã thì Thủ trưởng sở, ngành, cơ quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm.
- Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của UBND Thành phố. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết và đề cao sự thống nhất trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
- Thực hiện phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, bảo đảm sự quản lý thống nhất của UBND Thành phố; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của sở, ngành, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; đồng thời, có cơ chế phù hợp để giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực.
- Công khai, minh bạch, đổi mới và hiện đại hóa hoạt động của UBND Thành phố, các sở, ngành, cơ quan, địa phương; thúc đẩy chính quyền điện tử, tiến nhanh tới chính quyền số, thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?