Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không?

Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không? Khi có tình huống đột xuất ùn tắc giao thông thì Cảnh sát giao thông cần phải tiến hành biện pháp giải quyết nào?

Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
...

Theo đó, tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm:

- Ùn tắc giao thông;

- Tai nạn giao thông đường bộ;

- Hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ;

- Tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.

Do đó, ùn tắc giao thông được xem là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ.

Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không?

Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không? (Hình từ Internet)

Khi có tình huống đột xuất ùn tắc giao thông thì Cảnh sát giao thông cần phải tiến hành biện pháp giải quyết nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.

Như vậy, nếu trường hợp có tình huống đột xuất ùn tắc giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết sau đây:

- Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;

- Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;

- Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;

- Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Ùn tắc giao thông đường bộ là gì? Giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ như thế nào theo quy định mới?

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 72 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Theo đó, quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được pháp luật quy định bao gồm:

(1) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền sau đây:

- Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật này;

- Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;

- Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;

- Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.

(2) Người điều khiển phươngtiện tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:

- Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;

- Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.

Ùn tắc giao thông Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Ùn tắc giao thông
Cảnh sát giao thông TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
07 biện pháp phát hiện VPPL về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Quyền hạn của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông được dừng xe để kiểm tra, kiểm soát dựa trên căn cứ nào theo quy định mới? Nội dung kiểm tra khi dừng xe gồm những gì?
Pháp luật
Văn hóa ứng xử của cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ phải như thế nào? Tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các chốt CSGT thế nào?
Pháp luật
Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không?
Pháp luật
Cảnh sát chỉ huy giao thông đường bộ có trách nhiệm gì khi giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ?
Pháp luật
03 Hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông là hoạt động nào? Nguyên tắc tuần tra, kiểm soát là gì?
Pháp luật
02 Lực lượng thực hiện tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là lực lượng nào?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông mặc thường phục được dừng xe xử phạt trong trường hợp nào? CSGT mặc thường phục được bố trí khi nào?
Pháp luật
Ùn tắc giao thông đường bộ là gì? Giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ như thế nào theo quy định mới?
Pháp luật
Cảnh sát giao thông khi kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc cần bảo đảm yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ùn tắc giao thông
14 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ùn tắc giao thông Cảnh sát giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ùn tắc giao thông Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào