Ùn tắc giao thông là gì? Khi đang tuần tra mà thấy ùn tắc giao thông thì cảnh sát giao thông có quyền phân lại luồng không?
- Ùn tắc giao thông là gì? Khi đang tuần tra mà thấy ùn tắc giao thông thì cảnh sát giao thông có được quyền phân lại luồng không?
- Các vụ ùn tắc giao thông có cần phải ghi vào sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ không?
- Việc giải quyết ùn tắc giao thông trên đường bộ được quy định như thế nào?
Ùn tắc giao thông là gì? Khi đang tuần tra mà thấy ùn tắc giao thông thì cảnh sát giao thông có được quyền phân lại luồng không?
Hiện nay pháp luật không có quy định về ùn tắc giao thông là gì. Nhưng có thể hiểu ùn tắc giao thông là tình trạng phương tiện di chuyển chậm hoặc không thể lưu thông do các yếu tố bất khả kháng. Ở các thành phố lớn, với mật độ dân số dày đặc và diện tích đất nhỏ, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Khi đang tuần tra mà thấy ùn tắc giao thông thì cảnh sát giao thông có được quyền phân lại luồng không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
...
3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
4. Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.
5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cảnh sát giao thông trong tuần tra được quyền phân lại luồng khi có tình huống ùn tắc giao thông.
Ùn tắc giao thông là gì? Khi đang tuần tra mà thấy ùn tắc giao thông thì cảnh sát giao thông có được quyền phân lại luồng không? (Hình từ Internet)
Các vụ ùn tắc giao thông có cần phải ghi vào sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ không?
Các vụ ùn tắc giao thông có cần phải ghi vào sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ không, thì theo quy định tại Điều 24 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:
Ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Khi giải quyết xong từng vụ việc phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian).
2. Đối với vụ việc vi phạm: Ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số; người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát giao thông: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số quyết định), biên bản vi phạm hành chính đã lập (số biên bản), áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác.
3. Các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác: Ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày), địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn) xảy ra vụ việc; tóm tắt vụ việc; kết quả giải quyết; lực lượng phối hợp (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì khi giải quyết xong từng vụ ùn tắc giao thông thì phải ghi vào sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Các vụ ùn tắc giao thông phải ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày), địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn) xảy ra vụ việc; tóm tắt vụ việc; kết quả giải quyết; lực lượng phối hợp (nếu có).
Việc giải quyết ùn tắc giao thông trên đường bộ được quy định như thế nào?
Việc giải quyết ùn tắc giao thông trên đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:
- Trường hợp ùn tắc giao thông không nghiêm trọng, phạm vi hẹp, Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phân công nhiệm vụ cụ thể của từng Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để giải toả ùn tắc.
Trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương sở tại để giải quyết;
- Trường hợp ùn tắc giao thông mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên phạm vi rộng thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông sơ bộ xác định nguyên nhân ùn tắc, phân công Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để làm giảm mức độ ùn tắc;
Thông báo và phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức phân luồng, điều hoà giao thông từ xa; kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, chính quyền địa phương sở tại để huy động, tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?