Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước?

Hoạt động chăn nuôi là bao gồm những hoạt động gì? Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước? Ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động chăn nuôi phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Hoạt động chăn nuôi là bao gồm những hoạt động gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
...

Như vậy, có thể hiểu hoạt động chăn nuôi là bao gồm những hoạt động nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước?

Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước? (Hình từ internet)

Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Chăn nuôi 2018 về ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi như sau:

Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi
1. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích ứng dụng trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chăn nuôi được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chăn nuôi được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mà theo quy định tại Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về chăn nuôi
1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;
b) Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;
b) Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;
c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;
d) Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;
đ) Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;
b) Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;
c) Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi thì sẽ được hưởng những chính sách của nhà nước về chăn nuôi theo quy định tại Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018 như trên và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động chăn nuôi phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Chăn nuôi 2018 về nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như sau:

Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi
1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, việc ứng khoa học và công nghệ trong hoạt động chăn nuôi phải đảm bảo nguyên tắc việc ứng dụng đó phải nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoạt động chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về khoảng cách, phương thức di chuyển đàn ong mật trong hoạt động chăn nuôi như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong chăn nuôi?
Pháp luật
Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chăn nuôi thì được hưởng những chính sách gì từ nhà nước?
Pháp luật
Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Việc kiểm tra này được thực hiện theo phương pháp nào?
Pháp luật
Hoạt động chăn nuôi là gì? Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chăn nuôi
587 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào