Ứng dụng nhắn tin trên Internet là gì? Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân là ai?
- Ứng dụng nhắn tin trên Internet là gì? Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân là ai?
- Có được sử dụng tên hiệu thật của cơ quan, tổ chức khi cung cấp thông tin qua ứng dụng nhắn tin trên Internet không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thông tin cơ sở?
Ứng dụng nhắn tin trên Internet là gì? Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Ứng dụng nhắn tin trên Internet là dịch vụ nhắn tin trên các nền tảng, phần mềm truy cập trên Internet.
...
Cùng với đó căn cứ theo Điều 28 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet
Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet là cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố.
Theo đó, ứng dụng nhắn tin trên Internet là dịch vụ nhắn tin trên các nền tảng, phần mềm truy cập trên Internet.
Đồng thời, đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet là cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố.
Ứng dụng nhắn tin trên Internet là gì? Đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu đến người dân là ai? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng tên hiệu thật của cơ quan, tổ chức khi cung cấp thông tin qua ứng dụng nhắn tin trên Internet không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố thực hiện hoạt động tuyên truyền thông tin thiết yếu qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet
1. Lựa chọn mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet phù hợp và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp, phổ biến, trao đổi, chia sẻ qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng xã hội và quy định của pháp luật về viễn thông.
2. Xây dựng quy trình tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet.
3. Sử dụng tên hiệu thật của cơ quan, tổ chức, thôn, tổ dân phố khi cung cấp thông tin qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet.
...
Theo đó, cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố có trách nhiệm sử dụng tên hiệu thật của cơ quan, tổ chức, thôn, tổ dân phố khi cung cấp thông tin qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thông tin cơ sở?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 49/2024/NĐ-CP quy định về Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển thông tin cơ sở của địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy định, quy chế về hoạt động thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở ở địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp thông tin của cấp tỉnh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở ở địa phương.
- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định cụ thể về chế độ nhuận bút, thù lao đối với các sản phẩm truyền thông của cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật và nguồn kinh phí của địa phương.
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về thông tin cơ sở; quản lý hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở cấp tỉnh và kết nối với hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở trung ương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động thông tin cơ sở ở địa phương.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê hoạt động thông tin cơ sở ở địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng thuộc lĩnh vực thông tin cơ sở ở địa phương.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?