Ứng dụng Temu là ứng dụng gì? Quyền của người tiêu dùng khi mua hàng trên ứng dụng Temu là gì theo quy định?

Ứng dụng Temu là ứng dụng gì? Ứng dụng Temu phải tuân thủ nguyên tắc nào khi hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam? Người tiêu dùng khi tham gia mua hàng trên ứng dụng Temu có những quyền gì theo quy định?

Ứng dụng Temu là ứng dụng gì?

Ứng dụng Temu là một nền tảng thương mại điện tử trên thiết bị di động thuộc sở hữu của PDD Holdings, công ty mẹ của Pinduoduo. Ứng dụng này ra mắt ở Mỹ vào năm 2022, với mục tiêu kết nối người tiêu dùng với các nhà sản xuất trên toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, giúp cắt giảm chi phí trung gian.

Ứng dụng này nổi bật với việc cung cấp hàng hóa với giá cả cạnh tranh, thường rất rẻ và có một loạt sản phẩm đa dạng, từ thời trang, điện tử đến đồ gia dụng. Ứng dụng Temu cũng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút người tiêu dùng

* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Ứng dụng Temu là gì? Quyền của người tiêu dùng khi mua hàng trên ứng dụng Temu là gì theo quy định?

Ứng dụng Temu là ứng dụng gì? Quyền của người tiêu dùng khi mua hàng trên ứng dụng Temu là gì theo quy định? (Hình từ Internet)

Ứng dụng Temu phải tuân thủ nguyên tắc nào khi hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và bổ sung bởi điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) thì ứng dụng Temu khi hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:

(1) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

(2) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

(3) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử:

- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

- Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(4) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

(5) Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.

Người tiêu dùng khi tham gia mua hàng trên ứng dụng Temu có những quyền gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì người tiêu dùng khi tham gia mua hàng trên ứng dụng Temu có các quyền sau đây:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

- Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

- Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.

- Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Sàn thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi kinh doanh các sản phẩm quần áo nhập từ sàn thương mại điện tử, liệu có bị xem là hàng nhập lậu không?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh có được sử dụng thông tin của người tiêu dùng để giới thiệu lên sàn thương mại điện tử không?
Pháp luật
TEMU Affiliate Vietnam là gì? Chính sách chiết khấu của Temu ở Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Hàng hóa dưới 1 triệu nhập qua sàn TMĐT Temu có phải chịu thu thuế VAT không? Hành vi bị cấm trên sàn TMĐT Temu?
Pháp luật
Ứng dụng Temu là ứng dụng gì? Quyền của người tiêu dùng khi mua hàng trên ứng dụng Temu là gì theo quy định?
Pháp luật
Sàn Temu được sử dụng để làm gì? Trách nhiệm của người bán trên sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Giá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử có bao gồm thuế hay chưa? Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử?
Pháp luật
Sàn Temu là gì? Sàn thương mại điện tử Temu của nước nào? Sàn Temu có phải website thương mại điện tử bán hàng?
Pháp luật
Temu là gì? Sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử nào?
Pháp luật
Giá hàng hóa trên sàn thương mại điện tử là giá đã bao gồm phí đóng gói? Các hành vi bị cấm về thông tin trên website thương mại điện tử?
Pháp luật
Sàn thương mại điện tử có kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh không? Nếu có thì nộp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sàn thương mại điện tử
904 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sàn thương mại điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sàn thương mại điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào