Ứng xử của công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và ứng xử đối với đồng nghiệp được quy định thế nào?
Những việc phải làm công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như sau:
Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao
1. Những việc phải làm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức;
b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị;
d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả;
g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).
Theo đó, những việc phải làm công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như trên.
Công chức y tế (Hình từ Internet)
Những việc làm nào công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao không được làm?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao như sau:
Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao
...
2. Những việc không được làm:
a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi;
c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc những việc làm sau đây công chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao không được làm:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
- Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi;
- Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Ứng xử của công chức y tế đối với đồng nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp như sau:
Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp
1. Những việc phải làm:
a) Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau;
b) Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;
c) Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;
d) Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
2. Những việc không được làm:
a) Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp;
b) Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.
Đối chiếu quy định trên, ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp bao gồm những việc được làm và những việc không được làm.
Những việc công chức y tế phải làm:
- Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau;
- Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;
- Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
Những việc công chức không được làm:
- Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp;
- Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?