Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là gì? Tổ chức thực hiện dự án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi thế nào?
Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là gì?
Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 như sau:
Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
Theo đó, ươm tạo công nghệ cao là quá trình tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ cao từ ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học hoặc từ công nghệ cao chưa hoàn thiện thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện dự án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ như thế nào?
Tổ chức thực hiện dự án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Công nghệ cao 2008, điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 như sau:
Các biện pháp thúc đẩy ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
1. Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
b) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước đầu tư, tham gia đầu tư xây dựng một số cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng.
Theo quy định trên, tổ chức thực hiện dự án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
Nhà nước có những chính sách gì đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao?
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Công nghệ cao 2008 như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao
1. Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu.
3. Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.
4. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
5. Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Nhà nước có những chính sách đối với hoạt động công nghệ cao theo quy định cụ thể trên.
Trong đó, tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?