Ưu tiên đề nghị khen thưởng đột xuất đối với những cá nhân nào đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân?
- Cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân thì có thể được xem xét đề nghị khen thưởng đột xuất hay không?
- Ưu tiên đề nghị khen thưởng đột xuất đối với những cá nhân nào đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân?
- Thời gian đề nghị khen thưởng đột xuất đối với cá nhân đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân là khi nào?
Cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân thì có thể được xem xét đề nghị khen thưởng đột xuất hay không?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế khen thưởng đột xuất trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định như sau:
Căn cứ đề nghị khen thưởng đột xuất
Các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất một trong các lĩnh vực công tác sau đây (được lãnh đạo cấp có thẩm quyền ghi nhận và trực tiếp đề nghị) thì có thể được xem xét, đề nghị khen thưởng:
1. Công tác giải quyết, xét xử:
a) Giải quyết, xét xử kịp thời các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến chức vụ, dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), đảm bảo chất lượng theo quy định.
Trong trường hợp cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều thống nhất đường lối giải quyết, xét xử đúng quy định pháp luật (vụ án có hiệu lực pháp luật mà không bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm có thể được đề nghị xem xét khen thưởng đột xuất (nhưng cấp phúc thẩm sẽ đề nghị hình thức khen thưởng thấp hơn một mức hạng so với cấp sơ thẩm).
b) Có tỷ lệ giải quyết, xét xử các loại vụ, việc trong năm vượt chỉ tiêu định mức cao nhất theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời, đảm bảo chất lượng không có vụ án nào bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.
c) Vượt chỉ tiêu định mức cao nhất trong việc thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
d) Có từ 02 bản án, quyết định (đã có hiệu lực pháp luật) trở lên trong năm được lựa chọn phát triển thành án lệ.
...
Căn cứ quy định trên thì cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân thì có thể được xem xét đề nghị khen thưởng đột xuất, cụ thể:
- Giải quyết, xét xử kịp thời các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến chức vụ, dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), đảm bảo chất lượng theo quy định.
Trong trường hợp cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều thống nhất đường lối giải quyết, xét xử đúng quy định pháp luật (vụ án có hiệu lực pháp luật mà không bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm có thể được đề nghị xem xét khen thưởng đột xuất (nhưng cấp phúc thẩm sẽ đề nghị hình thức khen thưởng thấp hơn một mức hạng so với cấp sơ thẩm).
- Có tỷ lệ giải quyết, xét xử các loại vụ, việc trong năm vượt chỉ tiêu định mức cao nhất theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời, đảm bảo chất lượng không có vụ án nào bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.
- Vượt chỉ tiêu định mức cao nhất trong việc thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Có từ 02 bản án, quyết định (đã có hiệu lực pháp luật) trở lên trong năm được lựa chọn phát triển thành án lệ.
Ưu tiên đề nghị khen thưởng đột xuất đối với những cá nhân nào đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân?
Ưu tiên đề nghị khen thưởng đột xuất đối với những cá nhân nào đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân? (Hình từ internet)
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế khen thưởng đột xuất trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc đề nghị khen thưởng đột xuất
1. Việc xét khen thưởng đột xuất phải căn cứ vào Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Quy chế này.
2. Hình thức, mức hạng đề nghị khen thưởng đột xuất phải phù hợp với thành tích đạt được.
3. Chú trọng khen thưởng các đơn vị cơ sở, tập thể nhỏ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp. Trường hợp có nhiều cá nhân cùng đủ tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng thì ưu tiên khen thưởng người không giữ chức vụ hoặc giữ chức vụ thấp hơn.
4. Chỉ đề nghị xét khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong năm của cá nhân, đơn vị, cơ quan.
5. Trường hợp vụ việc hoặc nhiệm vụ có nhiều tập thể, cá nhân thuộc nhiều cơ quan, đơn vị tham gia (kể cả tập thể, cá nhân ngoài Tòa án nhân dân) thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ đề xuất tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, đề nghị khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất và gửi hồ sơ đến Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng của cơ quan, đơn vị để thẩm định, đề xuất khen thưởng theo quy định.
Căn cứ trên quy định chú trọng khen thưởng các đơn vị cơ sở, tập thể nhỏ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp. Trường hợp có nhiều cá nhân cùng đủ tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng thì ưu tiên khen thưởng người không giữ chức vụ hoặc giữ chức vụ thấp hơn.
Thời gian đề nghị khen thưởng đột xuất đối với cá nhân đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân là khi nào?
Theo Điều 7 Quy chế khen thưởng đột xuất trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định như sau:
Thời gian và hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất
Việc xem xét đề nghị khen thưởng được thực hiện sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất. Trình tự, thủ tục bình xét, đề nghị khen thưởng theo quy định chung về khen thưởng của Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất, gồm có:
1. Tờ trình của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền quản lý; Xác nhận, đánh giá của lãnh đạo: Tòa án nhân dân tối cao phụ trách (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án quân sự Trung ương (đối với Tòa án quân sự các cấp), Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh); Danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
2. Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
Hồ sơ lập 01 bộ (đối với đề nghị tặng Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền), 03 bộ (đối với đề nghị Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) và 04 bộ (đối với đề nghị tặng Huân chương).
Theo đó, thời gian đề nghị khen thưởng đột xuất đối với cá nhân đang công tác giải quyết, xét xử trong Tòa án nhân dân là sau khi cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?