Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ nhưng không nhận được kết quả trả lời thì việc xử lý vụ việc cạnh tranh dựa trên cơ sở nào?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ nhưng không nhận được kết quả trả lời thì việc xử lý vụ việc cạnh tranh dựa trên cơ sở nào?
- Cơ quan nào thực hiện đánh giá chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh theo quy định?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nào đối với tố tụng cạnh tranh?
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ nhưng không nhận được kết quả trả lời thì việc xử lý vụ việc cạnh tranh dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ như sau:
Ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ
1. Trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể ra quyết định ủy thác để cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này lấy lời khai của người tham gia tố tụng hoặc các biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tình tiết của vụ việc cạnh tranh.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia tố tụng và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh trên cơ sở các thông tin, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc.
Như vậy, trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 35/2020/NĐ-CP hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh trên cơ sở các thông tin, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ nhưng không nhận được kết quả trả lời thì việc xử lý vụ việc cạnh tranh dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện đánh giá chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh theo quy định?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
Lưu ý: Việc đánh giá chứng cứ phải đầy đủ, khách quan, toàn diện và chính xác.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nào đối với tố tụng cạnh tranh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đối với tố tụng cạnh tranh cụ thể như sau:
- Phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
- Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh có dấu hiệu của tội phạm;
- Tiếp nhận, xem xét đơn xin hưởng khoan hồng, quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?