Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?

Công đoàn cơ sở có bao nhiêu đoàn viên thì được bầu ủy ban kiểm tra? Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không? Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì theo quy định?

Công đoàn cơ sở có bao nhiêu đoàn viên thì được bầu ủy ban kiểm tra?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 21.2 Mục 21 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

Ủy ban kiểm tra công đoàn theo Điều 29
21.1. Công đoàn cơ sở có từ 30 đoàn viên trở lên được bầu ủy ban kiểm tra để giúp việc cho ban chấp hành về công tác kiểm tra, giám sát.
21.2. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định theo quy định sau:
a. Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở không quá 07 ủy viên (công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra).
b. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 09 ủy viên.
...

Như vậy, công đoàn cơ sở có trên 30 đoàn viên thì được bầu ủy ban kiểm tra để giúp việc cho ban chấp hành về công tác kiểm tra, giám sát.

Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?

Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không? (Hình từ Internet)

Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?

Căn cứ vào Điều 31 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:

Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
1. Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.
3. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.
4. Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của ban chấp hành công đoàn.
5. Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.
6. Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
7. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Lưu ý: Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì?

Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp được quy định tại Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

(1) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

(2) Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

(3) Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.

(4) Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

(5) Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.

(6) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.

(7) Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Công đoàn cơ sở Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công đoàn cơ sở
Ủy ban kiểm tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giải thể tất cả công đoàn ngành giáo dục, y tế, công thương tại địa phương không thực hiện thí điểm đúng không?
Pháp luật
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở mới nhất năm 2025? Mẫu biên bản họp công đoàn hàng tháng thế nào?
Pháp luật
Mẫu 3C báo cáo kết quả giám sát trong Đảng? Tải mẫu ở đâu? Nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra là gì?
Pháp luật
Mẫu Bảng chấm điểm xếp loại công đoàn cơ sở? Nguyên tắc đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở?
Pháp luật
Đoàn cơ sở là gì? Đoàn cơ sở họp mỗi tháng bao nhiêu lần? Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Mẫu phiếu giới thiệu nhân sự Ủy ban kiểm tra là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Nguyên tắc tổ chức của Ủy ban kiểm tra là gì?
Pháp luật
Báo cáo thành tích tập thể công đoàn cơ sở cuối năm 2024? Báo cáo thành tích tập thể công đoàn cơ sở trường học năm 2024?
Pháp luật
Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
Pháp luật
Hoạt động của ban nữ công công đoàn trong công tác cán bộ nữ gồm những gì? Ban nữ công công đoàn họp mấy tháng một lần?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn cơ sở
536 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở Ủy ban kiểm tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn cơ sở Xem toàn bộ văn bản về Ủy ban kiểm tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào