Ủy ban kiểm tra công đoàn giám sát đối tượng nào trong tổ chức công đoàn? Nội dung giám sát đối với cán bộ công đoàn?
Ủy ban kiểm tra công đoàn giám sát đối tượng nào trong tổ chức công đoàn?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Quy định Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Đối tượng giám sát
1- Đối tượng giám sát gồm: Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận trở lên; ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; các cơ quan, đơn vị của công đoàn, các ban tham mưu, giúp việc của công đoàn; cán bộ công đoàn các cấp.
2- Phân cấp việc giám sát của các cấp công đoàn:
a) Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn giám sát: Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
b) Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giám sát: Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các ban tham mưu của Tổng Liên đoàn; các tổ chức công đoàn và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, cán bộ thuộc diện Tổng Liên đoàn quản lý.
c) Ban chấp hành công đoàn các cấp từ cơ sở trở lên giám sát: Ban thường vụ công đoàn, thường trực công đoàn cùng cấp; ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp; ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ công đoàn cùng cấp.
d) Ban thường vụ công đoàn các cấp từ cơ sở trở lên giám sát: Thường trực công đoàn, ủy ban kiểm tra, các ban tham mưu, giúp việc của công đoàn cùng cấp; tổ chức công đoàn cấp dưới trực thuộc, ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp và cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc cấp mình quản lý.
đ) Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát: Ủy viên ban chấp hành và cán bộ công đoàn cùng cấp (kể cả chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ); ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn cấp dưới (trước hết là tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi công đoàn cấp mình quản lý); cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc diện công đoàn cấp mình quản lý.
e) Các cơ quan tham mưu, giúp việc của công đoàn giám sát: Cơ quan tham mưu, giúp việc của công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc lĩnh vực mình quản lý; thành viên trong cơ quan mình và cán bộ thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Theo đó, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát các đối tượng sau đây:
- Ủy viên ban chấp hành và cán bộ công đoàn cùng cấp (kể cả chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ);
- Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn cấp dưới (trước hết là tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi công đoàn cấp mình quản lý);
- Cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc diện công đoàn cấp mình quản lý.
Ủy ban kiểm tra công đoàn giám sát đối tượng nào trong tổ chức công đoàn? Nội dung giám sát đối với cán bộ công đoàn? (Hình từ Internet)
Nội dung giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn đối với cán bộ công đoàn là gì?
Nội dung giám sát của Ủy ban kiểm tra công đoàn đối với cán bộ công đoàn được quy định tại Điều 9 Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018, bao gồm:
- Việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, quy định, quyết định của công đoàn.
- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác.
- Việc thực hiện kê khai tài sản.
- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ủy ban kiểm tra công đoàn giám sát trực tiếp cán bộ công đoàn bằng cách nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 như sau:
Phương pháp giám sát
1- Phương pháp giám sát trực tiếp:
a) Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Thực hiện đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của công đoàn.
- Nghe tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp báo cáo.
- Cử thành viên dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát.
- Quan sát, tìm hiểu, gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
b) Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Dự các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của công đoàn cấp dưới.
- Tham gia các đoàn công tác của công đoàn cùng cấp.
- Gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
- Đôn đốc, theo dõi việc chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật, kết quả giám sát chuyên đề.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát trực tiếp cán bộ công đoàn bằng cách sau:
- Dự các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của công đoàn cấp dưới.
- Tham gia các đoàn công tác của công đoàn cùng cấp.
- Gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
- Đôn đốc, theo dõi việc chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật, kết quả giám sát chuyên đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Chức năng bí danh trên ứng dụng nhắn tin là gì? Thông tin cá nhân trên mạng cần được bảo vệ theo 05 nguyên tắc nào?
- Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam?
- Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán có phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán của thành viên không phải Kiểm toán viên nhà nước không?