Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được quyền giám sát và phản biện xã hội không? Nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã là gì?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được quyền giám sát và phản biện xã hội không?
- Nhiệm vụ chung đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo quy định là gì?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng không?
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được quyền giám sát và phản biện xã hội không?
Về quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tại khoản 5 Điều 3 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 cụ thể như sau:
"Điều 3. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân."
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã được quyền giám sát và phản biện xã hội.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được quyền giám sát và phản biện xã hội không? Nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chung đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo quy định là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã như sau:
"Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng không?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 91/2017/NĐ-CP về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua như sau:
"Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
...
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên; tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;
c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng."
Như vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên; tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?