Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được thực hiện các quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã do ai có quyền hiệp thương dân chủ? Gồm những thành viên nào?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được thực hiện các quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ bao nhiêu tháng 1 lần?
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã do ai có quyền hiệp thương dân chủ? Gồm những thành viên nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã như sau:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:
a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
b) Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;
c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:
- Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
- Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;
- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được thực hiện các quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không? (Hình từ Internet)
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có được thực hiện các quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã như sau:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
...
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này (trừ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 23 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;
2. Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình;
4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
5. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
6. Ra lời kêu gọi Nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;
7. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;
8. Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật.
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này (trừ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội).
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ bao nhiêu tháng 1 lần?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã như sau:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
...
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực. Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị.
Như vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực. Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?