Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thế nào trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Tại Ủy ban nhân cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm cụ thể trong công tác giáo dục tại xã, phường, thị trấn thế nào?
- Cơ quan có trách nhiệm lưu hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Thực hiện công tác phổ biến pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại địa phương;
- Báo cáo về công tác thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Chỉ đạo, tổ chức thi hành các quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức xã hội tại địa phương phối hợp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giáo dục, quản lý người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn nhằm giúp các đối tượng hòa nhập cộng đồng;
- Trách nhiệm các điều nêu trên về biện pháp quản lý tại gia đình.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn? (Hình từ Internet)
Tại Ủy ban nhân cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm cụ thể trong công tác giáo dục tại xã, phường, thị trấn thế nào?
Hiện nay không có quy định về trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà chỉ nêu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 Nghị định 120/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Trình dự toán kinh phí hằng năm, xây dựng mức hỗ trợ người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Rà soát, xây dựng cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn để bảo đảm thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định;
c) Quyết định danh mục các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm.
a) Tổ chức triển khai thực hiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn;
b) Huy động những người có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia giáo dục, quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương;
c) Chỉ đạo tổ chức các chương trình học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh, chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống, các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống ma túy trên địa bàn để tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được tham gia;
d) Lập dự toán kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Kiểm tra việc thi hành các quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình ở địa phương.
Bên cạnh đó tại Điều 52 Nghị định 120/2021/NĐ-CP còn quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã phối hợp trong việc triển khai thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình:
- Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục khi được yêu cầu và giám sát việc thực hiện.
- Tạo điều kiện để người được phân công giúp đỡ thuộc tổ chức mình hoàn thành nhiệm vụ.
- Giúp đỡ và tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp quản lý tại gia đình được tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
Cơ quan có trách nhiệm lưu hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Tại Điều 51 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Lưu hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó việc lưu hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là trách nhiệm của Công an xấp xã thực hiện theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?