Ủy ban nhân dân cấp xã có phải lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế hay không?
- Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc giới thiệu trẻ em cho cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phải bảo đảm những yêu cầu nào theo quy định?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có phải lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế hay không?
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải đảm bảo những điều kiện nào theo quy định của pháp luật?
Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc giới thiệu trẻ em cho cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phải bảo đảm những yêu cầu nào theo quy định?
Căn cứ khoản 6 Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì việc giới thiệu trẻ em cho cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phải bảo đảm vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và yêu cầu đối với việc chăm sóc thay thế theo quy định tại Điều 60 Luật Trẻ em 2016, cụ thể như sau:
- Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
- Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
- Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Ủy ban nhân dân cấp xã có phải lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế hay không?
Ủy ban nhân dân cấp xã có phải lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về lập danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Lập danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2. Điều kiện, thủ tục nhận chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được thực hiện theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp xã hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải đảm bảo những điều kiện nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em 2016 thì cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
- Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
- Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
- Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
Lưu ý: Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp xã hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?