Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi đổ chất thải lên đất nông nghiệp trồng lúa của hộ gia đình không?

Tại địa phương tôi có trường hợp hộ gia đình đổ chất thải, đất thải lên đất nông nghiệp trồng lúa. Cho tôi hỏi, hành vi trên có vi phạm pháp luật không? Nếu có chính quyền cấp xã phải căn cứ vào điều khoản nào của luật để xử lý vi phạm?

Xử phạt hành vi đổ chất thải lên đất nông nghiệp trồng lúa được quy định như thế nào?

Hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác được quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo đó, trường hợp hộ gia đình đổ chất thải, đất thải lên đất nông nghiệp trồng lúa của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Đất nông nghiệp trồng lúa

Đất nông nghiệp trồng lúa (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi đổ chất thải lên đất nông nghiệp trồng lúa của hộ gia đình không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có các quyền nêu trên, trong đó có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Như vậy, hành vi đổ chất thải lên đất nông nghiệp trồng lúa với mức xử phạt trên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 8, khoản 12 và khoản13 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 25/08/2022) quy định như sau:

Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
...
8. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;
l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên.
...
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 7, điểm l, m, n khoản 8, khoản 9 Điều này;
...
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này gây ra;
...
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều này gây ra.

Theo đó, tùy vào khối lượng chất thải được đổ lên đất nông nghiệp trồng lúa mà có mức xử phạt tương ứng và hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp như trên.

Trước đó, điểm e, g và điểm h khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 25/08/2022) quy định:

Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

...

9. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đô, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại dưới 1.000 kg;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;

k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;

l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg;

m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg;

n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 100.000 kg trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

...

12. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 7, điểm g khoản 8, các khoản 9, 10 và 11 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9a, 9, 10 và 11 Điều này.

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 9a, 9, 10 và 11 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Đổ chất thải lên đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất nông nghiệp không sử dụng bị thu hồi có được bồi thường đất không? 06 loại đất nông nghiệp?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số thiếu đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất mà chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chính sách việc làm công là gì? Bị thu hồi đất nông nghiệp có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công không?
Pháp luật
Điều chỉnh sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước năm 1993 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
Pháp luật
Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?
Pháp luật
Hộ gia đình chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có cần phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Đất nông nghiệp là gì? Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích tối đa là bao nhiêu so với tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương?
Pháp luật
Download mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp theo chuẩn Nghị định 102 mới nhất? Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp tối đa?
Pháp luật
Các loại cây trồng hàng năm là những loại nào? Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đổ chất thải lên đất nông nghiệp
5,060 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đổ chất thải lên đất nông nghiệp Đất nông nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đổ chất thải lên đất nông nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Đất nông nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào