Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được tổ chức tối đa bao nhiêu cơ quan chuyên môn theo quy định?

Cho tôi hỏi Ủy ban nhân dân các huyện đảo được phép tổ chức tối đa bao nhiêu cơ quan chuyên môn theo quy định? Đó là các cơ quan nào? Trong việc này Ủy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào? Câu hỏi của chị Nhung đến từ Kiên Giang.

Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được tổ chức tối đa bao nhiêu cơ quan chuyên môn?

Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được tổ  chức tối đa bao nhiêu cơ quan chuyên môn?

Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được tổ chức tối đa bao nhiêu cơ quan chuyên môn? (Hình từ Internet)

Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP như sau:

Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo, bảo đảm không vượt quá khung số lượng cơ quan chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng. Riêng đối với huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang được thành lập không quá 12 phòng.

Theo đó thì Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được tổ chức tối đa không quá 10 phòng là cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên đối với huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang thì được thành lập không quá 12 phòng.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo là các cơ quan nào?

Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo

Tuy nhiên có thể sẽ là 10 cơ quan được thống nhất tổ chức ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP như sau:

1. Phòng nội vụ:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

2. Phòng Tư pháp:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo); đo đạc và bản đồ; biến đổi khí hậu.

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Việc làm; giáo dục nghề nghiệp; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

6. Phòng Văn hóa và Thông tin:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin điện tử; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

7. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

8. Phòng Y tế:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số.

Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Y tế thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện.

9. Thanh tra huyện:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về:

Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; kiểm soát thủ tục hành chính; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển và hải đảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới.

* Ngoài ra còn có thể có các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9, khoản 10 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP gồm có:

1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.

2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.

3. Phòng Dân tộc:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Phòng Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí luật định.

Trong việc tổ chức các cơ quan trực thuộc thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?

Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 12 Nghị định 37/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Căn cứ quy định tại Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không thành lập và kiện toàn tổ chức các phòng cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm không tăng số lượng phòng khi thực hiện Nghị định này.
2. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng phù hợp với hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các văn bản khác có liên quan.
3. Quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng theo quy định tại Nghị định này.
4. Quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã và phân cấp hoặc ủy quyền cho phòng và Trưởng phòng (Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
5. Hàng năm, báo cáo với Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tổ chức và hoạt động của phòng.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Cơ quan chuyên môn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ, quyền hạn trong quy hoạch xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
Pháp luật
Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các đơn vị nào?
Pháp luật
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan gì? Trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo ở đâu?
Pháp luật
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện có chức năng là gì? Có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Pháp luật
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tối đa bao nhiêu Phó Trưởng phòng? Phó Trưởng phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân ở các huyện đảo được tổ chức tối đa bao nhiêu cơ quan chuyên môn theo quy định?
Pháp luật
Phòng tư pháp có thuộc các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan nào? Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan nào? Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Pháp luật
Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan gì? Sở Khoa học và Công nghệ có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan chuyên môn
1,904 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan chuyên môn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan chuyên môn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào