Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai? Ủy ban được quyết định kế hoạch sử dụng đất của thành phố không?
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai?
Thành viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Trong đó:
+ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch.
+ Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quyết định kế hoạch sử dụng đất của thành phố không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 42 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.
Dẫn chiếu khoản 2 đến khoản 5 Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
...
2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
...
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ xây dựng , trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
Do đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không được quyền quyết định kế hoạch sử dụng đất của thành phố, thẩm quyền này thuộc về Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là bao lâu?
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
Như vậy, nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (05 năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?