Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ huy động vốn để phát triển đô thị không?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 41. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.”
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ Điều 42 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3,4 và 5 Điều 40 của Luật này.
3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị.
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ Điều 43 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 của Luật này.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh bất động sản; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị.
5. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị.
6. Xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
8. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.”
Dẫn chiếu đến Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
"Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;
6. Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
7. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
8. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
10. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.”
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn theo như quy định nên trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?