Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam gồm có bao nhiêu Phó Chủ tịch? Trách nhiệm và quyền hạn của họ?
Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam gồm có bao nhiêu Phó Chủ tịch?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam quy định như sau:
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, gồm các thành viên sau:
1. Chủ tịch Ủy ban: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Phó Chủ tịch Ủy ban:
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
3. Ủy viên Thường trực Ủy ban:
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Các Ủy viên:
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Mời đại diện lãnh đạo Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tham gia.
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có 02 Phó Chủ tịch gồm:
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Trách nhiệm và quyền hạn của các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-UBQGNCT năm 2014 quy định quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
1. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia thay mặt Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ủy ban Quốc gia khi được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ủy quyền.
2. Giúp Chủ tịch trực tiếp điều phối các hoạt động của Ủy ban Quốc gia về triển khai thực hiện Luật, chính sách, các đề án, dự án, kế hoạch, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam từng giai đoạn.
3. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến người cao tuổi.
4. Kiểm tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, Ban Công tác người cao tuổi các cấp và các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác người cao tuổi.
5. Thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban Quốc gia xử lý công việc thường xuyên của Ủy ban Quốc gia.
6. Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có phát sinh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch khác phụ trách thì các Phó Chủ tịch chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp còn những ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia quyết định.
Như vậy, các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia thay mặt Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ủy ban Quốc gia khi được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ủy quyền.
- Giúp Chủ tịch trực tiếp điều phối các hoạt động của Ủy ban Quốc gia về triển khai thực hiện Luật, chính sách, các đề án, dự án, kế hoạch, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam từng giai đoạn.
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến người cao tuổi.
- Kiểm tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, Ban Công tác người cao tuổi các cấp và các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác người cao tuổi.
- Thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban Quốc gia xử lý công việc thường xuyên của Ủy ban Quốc gia.
- Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có phát sinh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch khác phụ trách thì các Phó Chủ tịch chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp còn những ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia quyết định.
Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam gồm có bao nhiêu Phó Chủ tịch? Trách nhiệm và quyền hạn của họ? (Hình từ Internet)
Các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam sử dụng con dấu của ai?
Theo Điều 4 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam quy định như sau:
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc gia và các Ủy viên Ủy ban Quốc gia sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác.
Như vậy, các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?