Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định cho Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu hay không?
Đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ tối đa là bao nhiêu năm?
Theo Điều 25 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội như sau:
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Căn cứ quy định trên thì nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Như vậy, Đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ 05 năm, đối với những Đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung thì được tính từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định cho Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu hay không? (Hình từ internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định cho Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu hay không?
Theo khoản 2 Điều 38 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về kỳ họp Quốc hội như sau:
Việc chuyển công tác, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội
1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Quốc hội chuyển công tác đến tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương thì được chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình nhận công tác.
2. Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Căn cứ trên quy định Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Như vậy, trong thời gian Quốc hội không họp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định cho đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Lưu ý: Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Trình tự cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Theo Điều 40 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 như sau:
Trình tự cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
2. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể.
3. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
4. Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
5. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
6. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Theo đó, trình tự cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội được thực hiện theo 06 bước sau đây:
Bước 1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Bước 2. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể.
Bước 3. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Bước 4. Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 5. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
Bước 6. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?