Ủy hội sông Mê Công quốc tế là gì? Đối tượng nào là đồng chủ trì các phiên họp, cuộc họp của Ủy hội sông Mê Công quốc tế?
Ủy hội sông Mê Công quốc tế là gì?
Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) - Mekong River Commission (MRC) được thành lập theo Hiệp định về hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công năm 1995 (ký ngày 05 tháng 4 năm 1995 giữa Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam).
Theo quy định tại Điều 12 Hiệp định về hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công năm 1995 về cơ cấu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế thì:
Ủy hội sông Mê Công quốc tế gồm ba cơ quan thường trực là:
- Hội đồng;
- Uỷ ban Liên hợp, và;
- Ban Thư ký;
Trong đó:
Hội đồng gồm một ủy viên ở cấp Bộ và là thành viên nội các (không thấp hơn cấp Thứ trưởng) từ mỗi quốc gia ven sông tham gia Hiệp định có thẩm quyền ra quyết định thay mặt Chính phủ mình.
Uỷ ban Liên hợp bao gồm một ủy viên của mỗi quốc gia tham gia, cấp không thấp hơn lãnh đạo Vụ/Cục.
Ban Thư ký sẽ giúp Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp về hành chính và kỹ thuật, và được đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban Liên hợp.
Ngoài ra, ngân sách của Ủy hội sông Mê Công quốc tế sẽ do Ủy ban Liên hợp lập ra và được Hội đồng thông qua và bao gồm các khoản đóng góp của các quốc gia thành viên trên cơ sở bình đẳng, trừ khi Hội đồng có quyết định khác, và từ cộng đồng quốc tế (các quốc gia tài trợ) và các nguồn khác.
Ủy hội sông Mê Công quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Chức năng của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế được quy định như thế nào?
Chức năng Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế được quy định tại Điều 18 Hiệp định về hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công năm 1995, cụ thể:
(i) Ra các chính sách, và quyết định và các chỉ đạo cần thiết liên quan đến việc thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và điều phối trong các hoạt động và dự án chung trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi nhằm phát triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công, bảo vệ môi trường và các điều kiện thuỷ sinh trong lưu vực theo quy định tại Hiệp định này.
(ii) Quyết định các vấn đề liên quan khác cần thiết cho thực hiện thành công Hiệp định này bao gồm các vấn đề chính sau:
- Thông qua quy chế của Uỷ ban Liên hợp theo Điều 25 và quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực do Uỷ ban Liên hợp đề nghị theo Điều 26,
- Quy hoạch phát triển lưu vực và các dự án/chương trình lớn thuộc quy hoạch này;
- Lập ra các hướng dẫn về tài trợ và trợ giúp kỹ thuật cho các dự án và chương trình phát triển, và nếu thấy cần thiết, mời các quốc gia tài trợ điều phối các hoạt động hỗ trợ của họ tại phiên họp nhóm tư vấn các nhà tài trợ; và
(iii) Tiếp nhận, xem xét và giải quyết các vấn đề, các khác biệt và bất đồng do bất kỳ ủy viên nào trong Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp hoặc bất kỳ quốc gia thành viên nào trình lên về các vấn đề nảy sinh từ Hiệp định này.
Đối tượng nào là đồng chủ trì các phiên họp, cuộc họp của Ủy hội sông Mê Công quốc tế?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBMC năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Văn phòng Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Văn phòng
...
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác của Việt Nam với Ủy hội sông Mê Công quốc tế và ký các văn bản của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam gửi cho Ủy hội sông Mê Công quốc tế theo thẩm quyền; báo cáo Chủ tịch Ủy ban hoặc Phó Chủ tịch Thường trực các vấn đề quan trọng liên quan đến hợp tác Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các đối tác liên quan.
7. Đại diện cho Việt Nam với tư cách là trưởng đoàn đàm phán, đồng chủ trì các phiên họp, cuộc họp của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp tác Mê Công khác theo phân công.
8. Ký các văn bản của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban và Phó Chủ tịch Thường trực.
9. Xây dựng và quản lý Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Ủy ban phục vụ công tác điều hành của Lãnh đạo Ủy ban và điều phối, chia sẻ thông tin số liệu của Văn phòng Thường trực với các thành viên Ủy ban.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo Ủy ban phân công.
Như vậy, Chánh Văn phòng Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc đại diện cho Việt Nam với tư cách là trưởng đoàn đàm phán, đồng chủ trì các phiên họp, cuộc họp của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp tác Mê Công khác theo phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?