Ủy quyền cho người khác xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định hiện nay được không?
Ủy quyền cho người khác xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định hiện nay được không?
Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, theo chú thích số (4) tại mẫu Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu Biên bản số MBB05) ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn cách ghi về người lập biên bản thì “Ghi họ và tên của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc hoặc họ và tên của người đại diện được người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ủy quyền”.
Căn cứ các quy định nêu trên, thì mẫu Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu Biên bản số MBB05) ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP để áp dụng chung đối với những vụ việc thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, theo đó, về nguyên tắc thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện việc xác minh theo quy định của khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý các vụ việc trên thực tế, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính, bảo đảm đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan.
Ủy quyền cho người khác xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định hiện nay được không? (Hình từ Internet)
Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính có bắt buộc được thể hiện bằng văn bản không?
Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Những trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?