Ủy viên ban chấp hành công đoàn đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn trong trường hợp nào?
Ủy viên ban chấp hành công đoàn được bầu thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn
1. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.
2. Hình thức bầu cử gồm:
a. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử...
b. Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bầu cử...); thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
3. Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ủy viên ban chấp hành công đoàn được bầu thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
Ủy viên ban chấp hành công đoàn đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ủy viên ban chấp hành công đoàn đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
4. Khi khuyết ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định, số lượng bổ sung trong nhiệm kỳ đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần hai (1/2), đối với công đoàn cơ sở không vượt quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định. Trường hợp cần bổ sung vượt quá quy định trên, phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
5. Ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác; ủy viên ban chấp hành là cán bộ công đoàn chuyên trách khi không còn là chuyên trách công đoàn, thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn cấp đó và công đoàn cấp trên (nếu có), kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, thôi chuyên trách công đoàn ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
6. Ủy viên ban chấp hành công đoàn xin thôi tham gia ban chấp hành không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều này phải làm đơn và gửi ban chấp hành công đoàn cùng cấp xem xét, thống nhất và đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, quyết định, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
...
Theo đó, ủy viên ban chấp hành công đoàn đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn trong trường hợp sau đây:
- Nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác;
- Ủy viên là cán bộ công đoàn chuyên trách khi không còn là chuyên trách công đoàn.
Ban chấp hành công đoàn lâm thời có thời gian hoạt động là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
2. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ban chấp hành công đoàn lâm thời có thời gian hoạt động tối đa là 12 tháng.
Trường hợp có đề nghị của công đoàn cấp dưới thì công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?