Ủy viên Bộ Chính trị có thuộc đối tượng được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe không? Nếu có thì chế độ như nào?
Ủy viên Bộ Chính trị có thuộc đối tượng được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe không?
Cán bộ cấp cao được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (bao gồm các đồng chí đương chức và nguyên chức) theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1- Cán bộ cấp cao được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (bao gồm các đồng chí đương chức và nguyên chức):
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy viên Bộ Chính trị.
- Bí thư Trung ương Đảng.
- Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại tướng lực lượng vũ trang.
- Ủy viên Trung ương Đảng, trưởng các ban đảng, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương; thượng tướng lực lượng vũ trang.
- Phó trưởng ban đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, thứ trưởng, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương.
...
Theo quy định nêu trên thì Ủy viên Bộ Chính trị thuộc 01 trong những cán bộ cấp cao được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
Thời gian khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ đối với Ủy viên Bộ Chính trị thế nào?
Thời gian khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ đối với Ủy viên Bộ Chính trị được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 như sau:
II- THỜI GIAN, CHẾ ĐỘ, NỘI DUNG KHÁM, KIỂM TRA SỨC KHOẺ TOÀN DIỆN ĐỊNH KỲ
1- Thời gian khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện định kỳ
- Định kỳ 6 tháng/lần thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ đối với đối tượng cán bộ nêu tại Điểm 1, Mục I. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ.
- Thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện và kết luận phân loại sức khoẻ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Trường hợp cán bộ có bệnh lý cần thiết đi khám, kiểm tra sức khoẻ tại nước ngoài phải có chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ; Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương và báo cáo, xin ý kiến của Thường trực Ban Bí thư, Ban Bí thư theo Quyết định số 257-QĐ/TW, ngày 16/9/2014 của Ban Bí thư khóa XI về việc ban hành Quy trình giải quyết thủ tục đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Theo đó, định kỳ 6 tháng/lần thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ đối với Ủy viên Bộ Chính trị.
Lưu ý: Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ.
Ủy viên Bộ Chính trị có thuộc đối tượng được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe không? Nếu có thì chế độ như nào? (Hình từ Internet)
Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ Ủy viên Ban Bộ Chính trị trong nước và khi đi công tác trong nước, ngoài nước như nào?
Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ Ủy viên Bộ Chính trị trong nước và khi đi công tác trong nước, ngoài nước được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 như sau:
- Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ tại nhà hoặc cơ quan:
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị được bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khoẻ ít nhất 2 lần/tuần hoặc hằng ngày tùy theo diễn biến sức khoẻ của cán bộ.
Lưu ý: Những trường hợp bệnh nặng, diễn biến phức tạp thì tùy theo tình hình thực tế bác sĩ theo dõi sức khoẻ phải theo dõi, thăm khám hằng ngày hoặc hàng tuần hoặc theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ.
- Chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ khi đi công tác trong nước
Đối với đoàn công tác do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị làm trưởng đoàn, tùy theo tình hình sức khoẻ và yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn thì bố trí 1 bác sĩ tháp tùng.
- Chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ khi đi công tác nước ngoài
Đối với đoàn công tác do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị làm trưởng đoàn, tùy theo tình hình sức khoẻ và ý kiến của đồng chí trưởng đoàn, có thể bố trí 1 bác sĩ tháp tùng.
Lưu ý: Đối với các trường hợp đặc biệt cần tăng cường số lượng nhân viên y tế do Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ đề xuất, lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương thống nhất với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị chức năng quyết định bổ sung đội ngũ chuyên môn y tế tháp tùng đoàn công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?