Vai trò của chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng là gì? Chuyên gia tư vấn cần có phẩm chất thế nào?
Vai trò của chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng là gì?
Theo quy định tại tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10019:2011 (ISO 10019:2005), chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng có những vai trò sau:
(1) Hỗ trợ tổ chức đảm bảo việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với văn hóa, các đặc trưng, trình độ giáo dục và môi trường hoạt động cụ thể của tổ chức.
(2) Minh họa các khái niệm liên quan tới quản lý chất lượng một cách rõ ràng và dễ hiểu trong toàn bộ tổ chức, đặc biệt chú ý tới sự thấu hiểu và chấp nhận các nguyên tắc quản lý chất lượng.
(3) Trao đổi thông tin với mọi cá nhân liên quan, ở tất cả các cấp, lôi kéo họ tham gia một cách tích cực vào việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
(4) Hướng dẫn và hỗ trợ cho tổ chức nhận biết các quá trình thích hợp cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng và xác định tầm quan trọng tương đối, trình tự và sự tương tác của các quá trình đó.
(5) Hỗ trợ tổ chức nhận biết nhu cầu đối với hệ thống tài liệu thiết yếu để đảm bảo việc hoạch định, vận hành và kiểm soát hiệu lực các quá trình của tổ chức.
(6) Đánh giá hiệu lực và hiệu quả các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng để khuyến khích tổ chức tìm kiếm cơ hội cải tiến.
(7) Hỗ trợ thúc đẩy phương pháp tiếp cận quá trình và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng trong phạm vi tổ chức.
(8) Hỗ trợ nhận biết nhu cầu đào tạo cho phép tổ chức duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
(9) Khi thích hợp, hỗ trợ tổ chức nhận biết mối quan hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng và mọi hệ thống quản lý liên quan khác (ví dụ môi trường hoặc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp) và tạo thuận lợi cho việc tích hợp các hệ thống này.
Chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng (Hình từ Internet)
Chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng cần có phẩm chất thế nào?
Căn cứ tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10019:2011 (ISO 10019:2005) thì phẩm chất cá nhân đóng góp vào việc thực hiện thành công của chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng.
Và theo quy định thì một chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng, nói chung, cần có những phẩm chất sau:
(1) Có đạo đức: công bằng, thật thà, chân thành, trung thực và kín đáo.
(2) Tinh ý: nhận thức liên tục và tích cực về văn hóa và giá trị, môi trường vật chất xung quanh và các hoạt động của tổ chức.
(3) Sâu sắc: nhận thức và có khả năng hiểu nhu cầu thay đổi và cải tiến.
(4) Linh hoạt: có thể thích nghi với các tình huống khác nhau và đưa ra các giải pháp thay thế và sáng tạo.
(5) Kiên trì: bền bỉ, tập trung vào việc đạt được mục tiêu.
(6) Quyết đoán: có khả năng đưa ra các kết luận kịp thời dựa trên lý do và phân tích hợp lý.
(7) Tự tin: có thể hành động và thực hiện chức năng một cách độc lập mà vẫn tương tác có hiệu lực với người khác.
(8) Cởi mở: có thể lắng nghe, trao đổi trực tiếp một cách hiệu lực với tất cả các cấp của tổ chức một cách tự tin và nhạy bén với văn hóa của tổ chức.
(9) Thực tế: thiết thực và linh hoạt cùng việc quản lý tốt thời gian.
(10) Tinh thần trách nhiệm: có khả năng chịu trách nhiệm với hành động của mình.
(11) Tinh thần tương trợ: có thể hỗ trợ cho lãnh đạo hoặc nhân viên của tổ chức thông qua việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
Chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng cần có kinh nghiệm công tác liên quan đến khía cạnh nào?
Kinh nghiệm công tác của chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng được quy định tại tiết 4.2.6 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10019:2011 (ISO 10019:2005) như sau:
Lựa chọn chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng
...
4.2. Năng lực của chuyên gia tư vấn
...
4.2.6. Kinh nghiệm công tác
Chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng cần có kinh nghiệm công tác liên quan tới khía cạnh quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của dịch vụ tư vấn được cung cấp. Kinh nghiệm làm việc này có thể bao gồm việc vận dụng sự nhận xét, giải quyết vấn đề và trao đổi thông tin với tất cả các bên quan tâm (xem Phụ lục B).
Sự tham khảo có thể xác minh được về kinh nghiệm làm việc và thành tựu trước đây là rất quan trọng và cần sẵn có cho tổ chức.
Kinh nghiệm liên quan của chuyên gia tư vấn có thể bao gồm sự kết hợp một hay nhiều yếu tố sau:
a) kinh nghiệm làm việc thực tế;
b) kinh nghiệm quản lý;
c) kinh nghiệm trong quản lý chất lượng;
d) kinh nghiệm trong đánh giá hệ thống quản lý chất lượng;
e) kinh nghiệm trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, với một hoặc nhiều khả năng sau:
1) cung cấp dịch vụ tư vấn;
2) là đại diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng;
3) thực hiện chức năng liên quan tới quản lý chất lượng.
Như vậy, chuyên gia tư vấn hệ thống quản lý chất lượng cần có kinh nghiệm công tác liên quan tới khía cạnh quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của dịch vụ tư vấn được cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?