Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thu hồi trong trường hợp nào?
- Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thu hồi trong trường hợp nào?
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm tại đâu?
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm những giấy tờ gì?
Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thu hồi trong trường hợp nào?
Việc thu hồi văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
4. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu hồi văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
...
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu hồi văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Lưu ý:
Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm tại đâu?
Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
2. Trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Tổng cục thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số 12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
Theo đó, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm tại Tổng cục thủy sản.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và ban hành văn bản chấp thuận theo quy định pháp luật. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có hiệu lực theo thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
Lưu ý:
Tổng cục Thủy sản được tổ chức lại thành Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư.
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
d) Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu;
đ) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
- Phương án khai thác khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
- Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu;
- Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?