Văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ hết hiệu lực khi nào theo quy định?
- Văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ hết hiệu lực khi nào theo quy định?
- Sau khi hợp nhất nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ có được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước?
Văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ hết hiệu lực khi nào theo quy định?
Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
Theo đó, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ hết hiệu lực khi hết thời hạn 01 năm tính từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không tiến hành việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị việc chấp thuận hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị nêu rõ:
+ Lý do;
+ Tên tổ chức đề nghị;
+ Tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi hợp nhất;
+ Địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi hợp nhất;
+ Cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi hợp nhất;
- Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi hợp nhất;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
- Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ hết hiệu lực khi nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Sau khi hợp nhất nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ có được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới không?
Dựa vào quy định tại Điều 27 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
Theo đó, sau khi hợp nhất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
Lưu ý số 1: các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm tổ chức tôn giáo trực thuộc mới được thành lập.
Lưu ý số 2 về điều kiện hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
- Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo:
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
Trong đó, thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Lưu ý: Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì việc thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Lưu ý: ngoài vấn đề nêu trên thì nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo còn bao gồm các vấn đề sau đây:
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?