Văn bản điện tử của Tổng cục Thuế được gửi bằng hình thức nào? Thời gian gửi văn bản điện tử giữa các hệ thống quản lý văn bản được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là theo quy định hiện nay thì văn bản điện tử của Tổng cục Thuế được gửi bằng hình thức nào? Thời gian gửi văn bản điện tử giữa các hệ thống quản lý văn bản được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Đình Nhật đến từ Đồng Nai.

Văn bản điện tử của Tổng cục Thuế được gửi bằng hình thức nào?

Căn cứ tại Điều 10 Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử của Tổng cục Thuế ban kèm theo Quyết định 1666/QĐ-TCT năm 2020, có quy định về hình thức gửi, nhận văn bản điện tử như sau:

Hình thức gửi, nhận văn bản điện tử
1. Thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử thông qua chương trình Quản lý văn bản và điều hành của đơn vị hoặc qua hệ thống thư điện tử (email), dịch vụ trên mạng (webservice) đối với các đơn vị không có hệ thống quản lý văn bản kết nối với cơ quan thuế.
2. Các đơn vị phải sử dụng chương trình Quản lý văn bản và điều hành với đầy đủ các tính năng, chức năng để trao đổi, luân chuyển văn bản nội bộ và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị.
3. Trường hợp các văn bản cần phổ biến rộng rãi thì được đăng tải, cập nhật trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hoặc của các đơn vị.

Như vậy, theo quy định trên thì Văn bản điện tử của Tổng cục Thuế được gửi bằng hình thức sau:

- Thực hiện gửi văn bản điện tử thông qua chương trình Quản lý văn bản và điều hành của đơn vị hoặc qua hệ thống thư điện tử (email), dịch vụ trên mạng (webservice) đối với các đơn vị không có hệ thống quản lý văn bản kết nối với cơ quan thuế.

- Các đơn vị phải sử dụng chương trình Quản lý văn bản và điều hành với đầy đủ các tính năng, chức năng để trao đổi, luân chuyển văn bản nội bộ và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị.

- Trường hợp các văn bản cần phổ biến rộng rãi thì được đăng tải, cập nhật trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hoặc của các đơn vị.

văn bản điện tử

Văn bản điện tử (Hình từ Internet)

Thời gian gửi văn bản điện tử giữa các hệ thống quản lý văn bản của Tổng cục Thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử của Tổng cục Thuế ban kèm theo Quyết định 1666/QĐ-TCT năm 2020, có quy định về thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử như sau:

Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử
1. Trừ trường hợp bên gửi và bên nhận đã thỏa thuận từ trước, thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử được xác định như sau:
a) Thời điểm gửi một văn bản điện tử tới bên nhận là thời điểm văn bản điện tử này nhập vào hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của bên nhận và được hệ thống này xác nhận.
b) Thời điểm nhận một văn bản điện tử là thời điểm văn bản điện tử được nhập vào hệ thống Quản lý văn bản và điều hành mà bên nhận có thể truy cập và sử dụng văn bản điện tử từ thời điểm đó hoặc được bên nhận xác nhận.
2. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành phải được thiết lập tính năng xác định được thời điểm nhận, gửi đối với văn bản điện tử được gửi, nhận.
3. Thời gian gửi, nhận văn bản điện tử giữa các hệ thống quản lý văn bản bảo đảm thống nhất, đồng bộ theo múi giờ Việt Nam (Tiêu chuẩn ISO 8601) và đồng bộ theo Trục kết nối liên thông văn bản ngành/ quốc gia.

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian gửi văn bản điện tử giữa các hệ thống quản lý văn bản của Tổng cục Thuế được bảo đảm thống nhất, đồng bộ theo múi giờ Việt Nam (Tiêu chuẩn ISO 8601) và đồng bộ theo Trục kết nối liên thông văn bản ngành/ quốc gia.

Văn bản điện tử của Tổng cục Thuế được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử của Tổng cục Thuế ban kèm theo Quyết định 1666/QĐ-TCT năm 2020, có quy định về kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử như sau:

Kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử
1. Tính toàn vẹn của văn bản điện tử là khi nội dung của văn bản điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức biểu hiện thông tin phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị văn bản điện tử.
2. Văn bản điện tử được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên các thông tin cơ bản sau đây:
a) Thể thức văn bản bao gồm: Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; số, ký hiệu văn bản;
b) Thông tin bên gửi và bên nhận văn bản điện tử;
c) Thời gian văn bản điện tử được chính thức phát hành, hoặc thời gian gửi, nhận văn bản điện tử;
d) Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử;
đ) Chữ ký số của bên gửi trong trường hợp có sử dụng chữ ký số.

Như vậy, theo quy định trên thì văn bản điện tử của Tổng cục Thuế được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản sau:

- Thể thức văn bản bao gồm: Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; số, ký hiệu văn bản;

- Thông tin bên gửi và bên nhận văn bản điện tử;

- Thời gian văn bản điện tử được chính thức phát hành, hoặc thời gian gửi, nhận văn bản điện tử;

- Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử;

- Chữ ký số của bên gửi trong trường hợp có sử dụng chữ ký số.

Văn bản điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thế nào là văn bản điện tử? Văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước khác gì so với với văn bản giấy trong công tác quản lý văn bản?
Pháp luật
Về việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng như thế nào?
Pháp luật
Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Hệ thống iMOIT là gì? Phiếu trình Lãnh đạo Bộ Công Thương giải quyết công việc phải được xác thực thông qua hệ thống?
Pháp luật
Văn bản điện tử thuộc Bộ Tài chính có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy hay không? Ai có trách nhiệm kiểm tra văn bản điện tử trước khi ký ban hành?
Pháp luật
Văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ được quản lý theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Phần mềm Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế được truy cập tại địa chỉ nào?
Pháp luật
Khi sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số của Bộ Y tế thì phải đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?
Pháp luật
Trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc có những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản điện tử
1,395 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào