Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?

Cho tôi hỏi văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào? Việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân phải đảm bảo những yêu cầu gì? Câu hỏi của chị N.H.T.N từ Ninh Thuận.

Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?

Việc kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử được quy định tại Điều 7 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:

Kiểm tra, bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản điện tử
1. Tính toàn vẹn của văn bản điện tử là khi nội dung của văn bản điện tử không bị thay đổi trong suốt quá trình trao đổi, xử lý và phát hành.
2. Văn bản điện tử được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên các thông tin cơ bản sau đây:
a) Thể thức văn bản bao gồm: Quốc hiệu và tiêu ngữ; tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản; số và ký hiệu văn bản; địa danh và thời gian ban hành văn bản; tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu, chữ ký của cơ quan, đơn vị; nơi nhận;
b) Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử.

Như vậy, theo quy định, văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản sau đây:

(1) Thể thức văn bản bao gồm:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ;

- Tên cơ quan, đơn vị ban hành văn bản;

- Số và ký hiệu văn bản;

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu, chữ ký của cơ quan, đơn vị; nơi nhận;

(2) Cấu trúc tệp dữ liệu chứa văn bản điện tử.

Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?

Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào? (Hình từ Internet)

Việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử được quy định tại Điều 5 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:

Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử
1. Văn bản điện tử phải được đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình phát hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ.
2. Văn bản điện tử phải được phát hành ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
Văn bản điện tử đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đặt chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.
3. Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

Như vậy, theo quy định, việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

(1) Văn bản điện tử phải được đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình phát hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ.

(2) Văn bản điện tử phải được phát hành ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo.

Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).

Văn bản điện tử đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đặt chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.

(3) Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

Việc trình, chuyển giao văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được thực hiện thế nào?

Việc trình, chuyển giao văn bản điện từ được quy định tại Điều 11 Quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:

Trình, chuyển giao văn bản
1. Văn thư cơ quan trình văn bản điện tử đến người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết văn bản và cập nhật vào hệ thống quản lý các thông tin như: Đơn vị hoặc người nhận; ý kiến chỉ đạo, trạng thái xử lý văn bản; thời hạn giải quyết; chuyển văn bản cho đơn vị hoặc cá nhân được giao giải quyết.
2. Trường hợp văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy thì văn thư cơ quan thực hiện trình văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành và chuyển văn bản giấy đến đơn vị hoặc cá nhân được người có thẩm quyền giao chủ trì giải quyết.

Như vậy, theo quy định, việc trình, chuyển giao văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:

(1) Văn thư cơ quan trình văn bản điện tử đến người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

Người có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết văn bản và cập nhật vào hệ thống quản lý các thông tin như:

- Đơn vị hoặc người nhận;

- Ý kiến chỉ đạo, trạng thái xử lý văn bản;

- Thời hạn giải quyết;

- Chuyển văn bản cho đơn vị hoặc cá nhân được giao giải quyết.

(2) Trường hợp văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy thì văn thư cơ quan thực hiện trình văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành và chuyển văn bản giấy đến đơn vị hoặc cá nhân được người có thẩm quyền giao chủ trì giải quyết.

Văn bản điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn bản điện tử có thể sao y sang văn bản giấy được không?
Pháp luật
Thế nào là văn bản điện tử? Văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước khác gì so với với văn bản giấy trong công tác quản lý văn bản?
Pháp luật
Về việc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng như thế nào?
Pháp luật
Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng muốn chuyển sang văn bản giấy phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Hệ thống iMOIT là gì? Phiếu trình Lãnh đạo Bộ Công Thương giải quyết công việc phải được xác thực thông qua hệ thống?
Pháp luật
Văn bản điện tử thuộc Bộ Tài chính có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy hay không? Ai có trách nhiệm kiểm tra văn bản điện tử trước khi ký ban hành?
Pháp luật
Văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ được quản lý theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Phần mềm Hệ thống Quản lý và Điều hành văn bản điện tử Bộ Y tế được truy cập tại địa chỉ nào?
Pháp luật
Khi sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số của Bộ Y tế thì phải đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Văn bản điện tử trong Tòa án nhân dân được kiểm tra tính toàn vẹn dựa trên những thông tin cơ bản nào?
Pháp luật
Trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc có những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản điện tử
1,116 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào