Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được kiểm tra theo các phương thức nào?
Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được kiểm tra theo các phương thức nào?
Căn cứ Điều 13 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định phương thức kiểm tra văn bản như sau:
Phương thức kiểm tra văn bản
1. Kiểm tra văn bản gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
3. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản).
Như vậy, theo quy định, văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được kiểm tra theo các phương thức sau đây:
(1) Kiểm tra văn bản gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
(2) Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
(3) Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản).
Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được kiểm tra theo các phương thức nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định như sau:
Quy trình thực hiện việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
...
2. Chuyên viên được phân công kiểm tra văn bản có trách nhiệm xem xét, đánh giá và kết luận tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra, lập Phiếu kiểm tra văn bản, báo cáo Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp, lập Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật báo cáo Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
3. Vụ Pháp chế lập hồ sơ kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật trình Lãnh đạo Bộ. Hồ sơ bao gồm:
a) Phiếu trình giải quyết văn bản theo mẫu quy định về công tác văn thư;
b) Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này) và công văn trả lời của tổ chức thuộc Bộ (nếu có);
c) Văn bản được kiểm tra;
d) Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để kiểm tra;
đ) Dự thảo văn bản thông báo gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.
4. Vụ Pháp chế tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký thông báo gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản để tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu gửi kết quả tự kiểm tra, xử lý cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Phiếu trình giải quyết văn bản theo mẫu quy định về công tác văn thư;
(2) Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (theo mẫu quy định tại Phụ lục III) và công văn trả lời của tổ chức thuộc Bộ (nếu có): TẢI VỀ
(3) Văn bản được kiểm tra;
(4) Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để kiểm tra;
(5) Dự thảo văn bản thông báo gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.
Thời hạn xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định về thời hạn xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật như sau:
Thời hạn xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hết thời hạn xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu cơ quan, người đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không tự kiểm tra, xử lý hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông không nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan, người đã ban hành văn bản thì trong thời hạn 15 (mười lăm ngày, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Quy định này.
Như vậy, theo quy định, thời hạn xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?