Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bị trái pháp luật thì được xử lý theo hình thức nào?
- Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bị trái pháp luật thì được xử lý theo hình thức nào?
- Hình thức đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hình thức bãi bỏ toàn bộ nội dung văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật áp dụng trong trường hợp nào?
- Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn thì xử lý thế nào?
Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bị trái pháp luật thì được xử lý theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 21 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định về các hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật như sau:
Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
2. Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Như vậy, theo quy định, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bị trái pháp luật thì được xử lý theo 2 hình thức sau đây:
(1) Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
(2) Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bị trái pháp luật thì được xử lý theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Hình thức đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định về đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật như sau:
Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật
1. Hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp nội dung trái pháp luật đó chưa được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, theo quy định, hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật được áp dụng trong trường hợp nội dung trái pháp luật đó chưa được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hình thức bãi bỏ toàn bộ nội dung văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định về việc hủy bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật như sau:
Hủy bỏ, bãi bỏ văn bản trái pháp luật
1. Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành.
2. Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi.
Như vậy, theo quy định, hình thức bãi bỏ toàn bộ nội dung văn bản quy phạm pháp luật bị trái pháp luật áp dụng trong trường hợp toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn thì xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 24 Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TT-BTTTT quy định về việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Đính chính văn bản
Trong quá trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó.
Như vậy, theo quy định, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?